Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
312138
 
       
   
 
 

 

 


 

 

 

 


THUYẾT MINH

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2045

 

 

 

 

 

Thanh Hóa, 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

 
 

 

 

 

 


THUYẾT MINH

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN

NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2045

 

 

- P.Giám đốc TTQH-KT1:

Ths.Kts.

Nguyễn Văn Đồng

- Chủ nhiệm đồ án:

Ths.Kts.

Nguyễn Văn Đồng

- Chủ trì, thiết kế kiến trúc:

Ths.Kts.

Ngô Văn Hùng

 

Ths.Kts.

Lê Xuân Quang

 

       Kts.

Lê Ngọc Tuấn

- Chủ trì, thiết kế hạ tầng:

Ths.KS.

Nguyễn Trường Mạnh

 

       Ks.

Lê Đình Ngọc

 

       Ks.

Nguyễn Văn Ngọc

 

       Ks.

Trịnh Hồng Hạnh

- Quản lý kỹ thuật:

Ths.Kts.

Hoàng Đức Anh

 

 

 

Chủ đầu tư

UBND HUYỆN NGA SƠN

CHỦ TỊCH

Cơ quan tư vấn

VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC TH

VIỆN TRƯỞNG

 

 


MỤC LỤC

PHẦN I.  CÁC CƠ SỞ LẬP NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH.. 5

1.1. Lý do và sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch. 5

1.2. Vi trí, phạm vi và quy mô lập quy hoạch: 6

1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển của vùng. 7

1.4. Các căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch. 7

PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG.. 11

2.1. Đặc điểm tự nhiên. 11

2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội: 15

2.3. Hiện trạng về phân bố dân cư, đô thị và nông thôn: 19

2.4. Hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai 22

2.5. Hiện trạng hạ tầng xã hội 24

2.6. Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật: 28

2.7. Hiện trạng tài nguyên và môi trường. 51

2.8. Đánh giá tổng quát về hiện trạng. 57

2.9. Đánh giá công tác quản lý thực hiện các quy hoạch, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường  58

PHẦN III. XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG VÀ CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN.. 59

3.1. Tiềm năng, động lực phát triển. 60

3.2. Tính chất vùng lập quy hoạch: 63

3.3. Các dự báo phát triển: 63

PHẦN IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG.. 64

4.1. Mô hình phát triển không gian vùng: 64

4.2. Phân vùng để kiểm soát quản lý phát triển: 65

4.3. Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: 66

4.4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn: 70

4.5. Định hướng hệ thống các công trình hạ tầng xã hội cấp vùng. 73

PHẦN V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CẤP VÙNG   74

5.1. Định hướng về chuẩn bị kỹ thuật 74

5.2. Định hướng về giao thông. 76

5.3. Định hướng về hệ thống điện. 80

5.4. Định hướng về hạ tầng viễn thông thụ động. 83

5.5. Định hướng về cấp nước: 88

5.6. Định hướng về thoát nước thải: 92

5.7. Định hướng rác thải: 95

5.8. Định hướng nghĩa trang: 95

PHẦN VI. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ... 96

6.1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: 97

6.2. Nguồn lực thực hiện: 100

PHẦN VII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.. 100

7.1. Giải pháp về quản lý quy hoạch. 100

7.2. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch. 103

PHẦN VIII. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG VÙNG   105

8.1. Các giải pháp về bảo vệ môi trường trong vùng. 105

8.2. Giải pháp phòng, chống thiên tai và thích ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng  108

PHẦN IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 114

PHỤ LỤC – HIỆN TRẠNG.. 115

 

 


CHƯƠNG 1.      PHẦN I.  CÁC CƠ SỞ LẬP NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

1.1.                1.1. Lý do và sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt ngày 11/5/2020. Qua đó, đã triển khai thực hiện các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã, các dự án trên trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, đến nay đã có nhiều ảnh hưởng của quy hoạch cấp trên làm thay đổi định hướng phát triển của quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn cần phải điều chỉnh, như sau:

Ngày 05 tháng 8 năm 2020 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết 58 NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, cụ thể: "Xây dựng và phát triển Thanh Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu, trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển là trách nhiệm của tỉnh Thanh Hoá và cả nước nhằm hiện thực hoá lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm tỉnh Thanh Hóa".

Đến ngày 27/02/2023 Thủ tướng Chỉnh phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 153/QĐ-TTg. Theo đó, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045",  làm thay đổi các định hướng của Quy hoạch vùng huyện Nga Sơn đã phê duyệt như:

Về vai trò của huyện Nga Sơn được xác định là cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh, kết nối đường bộ với Hải Phòng và Quảng Ninh qua Quốc lộ 10, đường Ven Biển; Nga Sơn nằm trên vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh (gồm 5 huyện thị: Thạch Thành, Bỉm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Vĩnh Lộc, với trung tâm động lực là Thạch Thành – Bỉm Sơn); Nga Sơn nằm trên 02/6 hành lang kinh tế của tỉnh: hành lang kinh tế ven biển (thông qua đường Ven Biển), hành lang kinh tế Đông Tây (thông qua đường Quốc lộ 217B và Quốc lộ 217).

Về định hướng các tuyến giao thông quan trọng, cụ thể như: Tuyến Quốc lộ 217B (hiện nay đang kết thúc tại Quốc lộ 1A), được quy hoạch kéo dài đến tuyến đường Ven Biển (tại xã Nga Tân), đoạn qua huyện Nga Sơn sẽ trùng với dự án "Đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển" (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 490/QĐUBND ngày 05/02/2021 với tổng chiều dài xây dựng mới: 18,8 km); Tuyến Quốc lộ 217, theo định hướng Quy hoạch tỉnh được điều chỉnh về phía Nam kết nối với đường Ven Biển.

Về một số dự án lớn được bổ sung trong quy hoạch tỉnh, như: Dự án Cảng Lạch Sung; bổ sung Khu công nghiệp Nga Tân với Quy mô khoảng 430 ha; bổ sung sân Golf tại khu vực du lịch xã Nga Thiện, Nga Điền.

Với những lý do trên, việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch vùng huyện Nga Sơn là hết sức cần thiết, làm căn cứ thực hiện quản lý và đầu tư, đảm bảo đồng bộ thống nhất từ quy hoạch các cấp trên địa bàn huyện. Đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn trong giai đoạn trước mắt và  lâu dài.

1.2.                1.2. Vi trí, phạm vi và quy mô lập quy hoạch:

1.2.1.          1.2.1. Vị trí:

 Huyện Nga Sơn là cửa ngõ thương mại phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa. Huyện có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội: có các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 10, các tuyến đường theo định hướng quy hoạch hạ tầng khung của Quốc gia và của tỉnh Thanh Hóa như quốc lộ 217, quốc lộ 217B, tuyến đường bộ ven biển và giao thông đường thủy trên các sông Lèn, sông Càn, sông Hoạt kết nối trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với tỉnh Ninh Bình và vùng đồng bằng sông Hồng. Với vị trí của mình huyện Nga Sơn có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói riêng và toàn tỉnh.

- Sơ đồ vị trí huyện Nga Sơn trong tỉnh Thanh Hóa:

Hình VT1. Sơ đồ vị trí huyện Nga Sơn trong tỉnh Thanh Hóa

1.2.2.          1.2.2. Phạm vi, quy mô lập quy hoạch:

- Phạm vi nghiên cứu trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Nga Sơn, bao gồm 24 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn và 23 xã). Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch cụ thể như sau:

+ Phía Bắc: giáp huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình;

+ Phía Nam: giáp huyện Hậu Lộc và biển Đông;

+ Phía Đông: giáp huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình;

+ Phía Tây: giáp huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn.

- Quy mô: Khu vực lập quy hoạch có diện tích khoảng 157,82 km2. Dân số hiện trạng khoảng 165.068 người.

1.3.                1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển của vùng

1.3.1.          1.3.1. Quan điểm:

- Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn phải phù hợp với các định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025; các định hướng phát triển của theo quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030.

- Tôn trọng, kế thừa các kết quả của đồ án được duyệt năm 2020, rà soát, điều chỉnh các nội dung cho phù hợp với các định hướng phát triển của quy hoạch cáp trên.

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, phù hợp với khả năng huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực; Gắn kết với các vùng lân cận trong sự phát triển chung.

- Tận dụng tối đa cơ hội do sự phát triển lan tỏa của vùng Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa; đặc biệt là đối với các hành lang kinh tế của tỉnh như đường ven biển, Quốc lộ 217 và đường nối xi măng Long Sơn với đường bộ ven biển.

- Phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị, nông thôn, vùng đệm sinh thái cảnh quan bảo vệ môi trường, giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử bản sắc riêng, gắn với thích ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo Quốc phòng - An ninh.

1.3.2.          1.3.2. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023.

- Phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhanh và bền vững đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn năm 2021-2025, phấn đấu huyện kiểu mẫu giai đoạn năm 2025-2030.

- Là cơ sở pháp lý để tổ chức lập quy hoạch đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch các khu chức năng trên địa bàn huyện; xác định các dự án ưu tiên đầu tư, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, phát triển đô thị; quản lý đô thị và các khu vực dân cư nông thôn, khu vực phát triển công nghiệp, du lịch, nông nghiệp... và hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo phát triển hài hòa, đồng bộ.

1.4.                1.4. Các căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch

1.4.1.          1.4.1. Các cơ sở pháp lý

a) Bộ chính trị:

Nghị quyết số 58 NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b) Quốc Hội:

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 01/7/2014;

- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;

- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 của Quốc hội;

- Luật Quy hoạch số 21/2017 ngày 24/11/2017;

- Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH12 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao số 26/2018/QH14

- Nghị Quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

- Nghị Quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 11/7/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

- Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp sếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa;

- Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

- Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 26/7/2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;

- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009;

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực số 28/2004/QH11.

c) Thủ tướng chính Phủ:

- Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030.

- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chỉnh phủ v/v Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

d) Chính phủ:

- Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về QHXD;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP, ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện; Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực;

- Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, ngày 03/9/2015 về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/2/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

e) Bộ Xây dựng, bộ thông tin truyền thông, bộ công thương:

- Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 Quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD, ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng Ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

- QCVN 33/2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đạt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

- Thông tư số 20/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông";

- Thông tư số 39/2015/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 18/11/2015 quy định về hệ thống điện phân phối; Thông tư 12/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010 của Bộ Công thương Quy định hệ thống điện truyền tải;

- Thông tư số 30/2019/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 18/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của bộ trưởng bộ công thương quy định hệ thống điện truyền tải và thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối.

f) Tỉnh Thanh Hóa:

- Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025;

- Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 28/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 623- QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Tỉnh uỷ Ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2025;

- Quyết định số 2999/QĐ UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 3975/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 1252/QĐ-UBND, ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2030;

- Kế hoạch số 38/KH-UBND, ngày 07/02/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hóa 35%;

- Quyết định số 3227/QĐ-UBND, ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3705/QĐ-UBND, ngày 24/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 28/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Nga Sơn;

- Quyết định số 2600/QĐ-UBND ngày 20/7/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Nga Sơn;

- Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 11/05/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;

- Công văn số 479/UBND-CN ngày 10/01/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về chủ trương điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 01/6/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa v/v phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

1.4.2.          1.4.2. Các nguồn tài liệu, số liệu khác có liên quan

a) Nguồn tài liệu, số liệu:

- Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030;

- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

- Niêm giám thống kê năm 2018 – 2023 tỉnh Thanh Hóa; huyện Nga Sơn;

- Quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn giai đoạn 2020 - 2030;

- Các tài liệu, số liệu về kinh tế, xã hội của huyện Nga Sơn;

- Tài liệu, số liệu hiện trạng, quy hoạch các ngành tỉnh Thanh Hóa liên quan trên địa bàn huyện;

- Quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Nga Sơn;

- Các dự án đầu tư xây dựng, kết quả điều tra về văn hoá, điều kiện dân sinh, xã hội; số liệu hiện trạng về dân cư, lao động, điều kiện kinh tế xã hội; số liệu về môi trường khu vực lập quy hoạch và khu vực phụ cận có liên quan.

b) Các dữ liệu bản đồ:

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 khu vực lập quy hoạch.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021÷2030 huyện Nga Sơn.

- Quy hoạch nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện.

- Các bản đồ khác có liên quan.

 

CHƯƠNG 2.      PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

2.1.                2.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.          2.1.3. Địa hình, cảnh quan:

Địa hình Nga Sơn có độ cao trung bình 3-5m so với mặt nước biển, tuy nhiên, có những xã phía Tây của huyện như Ba Đình, Nga Văn địa hình lại thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 1-1,5 m.

Địa hình Nga Sơn tương đối đặc biệt, do quá trình bồi đắp của phù sa sông, biển nên địa hình có dạng lượn sóng tạo ra những dải đất cao thấp xen kẽ nhau. Tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc huyện là dãy núi đá thuộc vùng cung Tam Điệp phân chia địa hình huyện thành 3 vùng như sau:

- Vùng đồng chiêm (phía Tây): gồm các xã Nga Thiện, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Văn, Ba Đình, Nga Thắng, một phần xã Nga Phượng có tổng diện tích tự nhiên 4.573,30 ha, chiếm 28,89% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Nằm dọc theo Sông Hoạt, đây là vùng chuyên canh lúa của huyện; với địa hình tương đối bằng phẳng, tưới tiêu chủ động; Đất đai chủ yếu là đất phù sa có glây trung bình thích hợp với cây lúa nước, có điều kiện trở thành vùng thâm canh lúa cao sản

- Vùng giữa (trung tâm): gồm các xã Nga An, Nga Thành, Nga Giáp, Nga Yên, Nga Trung, Nga Bạch, Nga Thạch, Nga Hải, một phần xã Nga Phượng và Thị Trấn Nga Sơn) có tổng diện tích tự nhiên là 5.058,06 ha chiếm 31,95% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Vùng giữa nằm trên dải đất cao hơn của huyện thoải dần về hai phía nên thường không bị ngập úng, thoát nước nhanh, đất đai chủ yếu là đất cát biển. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Vùng ven biển: gồm các xã Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Tân và Nga Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên 619,97 ha, chiếm 39,16% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp, lấn biển. Địa hình thấp hơn so với các vùng khác và nghiêng dần về phía biển, là vùng thoát nước cho toàn huyện về mùa mưa. Vùng này chuyên canh trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ.

2.1.2.          2.1.4. Khí hậu:

Nga Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển, giống như các địa phương khác ở miền Bắc, khí hậu nơi đây được chia làm bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Hạ khí hậu nóng, ẩm do sự tương tác mạnh mẽ giữa khí hậu nóng đặc trưng của miền Bắc với hiệu ứng gió phơn Tây Nam (gió Lào) của miền Trung tạo nên hiện tượng thời tiết khô nóng; mùa Đông khô hanh và có sương muối, cuối mùa Hạ thường có mưa, bão gây hiện tượng úng lụt ở một vài nơi. Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân khí hậu không rõ rệt và thường có mưa phun...

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm từ 8400-86000C. Nhiệt độ không khí trung bình cả năm là 23,50C.

+ Mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 250C, khi cao lên tới 39,50C thường vào tháng 6 và tháng 7.

+ Mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 16-180C; nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày dưới 120c, những ngày có sương muối, gió Bắc nhiệt độ xuống dưới 5-60C.

- Mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm 1600-1900 mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lớn nhất là 800 mm vào tháng 9 thường gây ra lũ lụt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra hạn hán.

- Độ ẩm: Độ ẩm quanh năm khá cao, trung bình 85-86%, thường là 83% trong tháng 7 và 79% trong tháng 3.

- Nắng: Trung bình năm có 1648 giờ nắng. Tháng có nắng nhiều nhất là tháng 7, ít nhất là tháng 2. Số ngày không có nắng trung bình năm là 83 ngày.

- Lượng bốc hơi: Trung bình năm là 58,5 mm, cao nhất là 81,1 mm vào tháng 7, thấp nhất 49,7 mm vào tháng 2, tháng 5 hàng năm.

- Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc (vào mùa Đông) và gió Đông Nam (vào mùa Hè). Tốc độ gió mạnh từ 1,8-2,2 m/s. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng của gió Tây và Tây Nam khô nóng thường xuất hiện 3-4 đợt trong năm, mỗi đợt kéo dài 5-7 ngày xen kẽ từ tháng 6 đến tháng 8.

- Bão: Nga Sơn là huyện ven biển chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào Thanh Hoá. Tần suất bão là 100%, tháng có tần suất lớn nhất là tháng 9 khoảng 34%, bình quân năm có một cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Nga Sơn, có năm 2-3 cơn bão, khi có bão tốc độ gió lên đến 10 m/s, bão vào thường kèm theo mưa lớn gây úng, lụt.

- Sương mù, sương muối: Hàng năm có khoảng 20 ngày có sương mù, thường xảy ra vào tháng 2 và tháng 11, sương muối thường vào tháng 12.

2.1.3.          2.1.5. Thủy văn

Huyện được bao bọc bởi Sông Hoạt, sông Lèn và sông Càn. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho Nga Sơn và các vùng phụ cận. Các sông này là nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp qua các trạm bơm chính: Sa Loan, Nga Thiện, Vực Bà. Tuy nhiên, về mùa khô lượng nước từ thượng nguồn chảy xuống ít, các sông tự nhiên bị cạn kiệt; bù lại triều dâng lên giữ lượng nước ngọt dồn về nên vẫn đủ cung cấp cho cây trồng. Đây cũng là hệ thống tiêu thuỷ cho cây lúa và vùng màu của huyện. Ngoài ra sông đào Hưng Long chạy từ Tây sang Đông và hệ thống kênh mương ở vùng sản xuất cói cũng góp phần tiêu thuỷ nhanh chóng.

Nga Sơn có hai cửa sông: Cửa Càn và Cửa Lạch Sung. Độ lớn của thuỷ triều tại cửa sông lớn nhất 210-260 cm, trung bình 130-135 cm, thời gian triều lên 7-8 giờ, thời gian triều xuống 16-18 giờ. Vào mùa khô do nguồn nước từ thượng nguồn chảy về ít và địa hình không cao hơn nhiều so với mặt nước biển, nên sự xâm nhập của triều mặn vào sông Hoạt là lớn nhất và đi sâu vào nội địa, tuy nhiên càng vào sâu độ mặn càng giảm.

Theo tài liệu của Trạm dự báo Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, Nga Sơn  thuộc vùng thuỷ văn triều phía Bắc (III,1). Nga Sơn nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá. Chế độ triều là nhật triều không thuần nhất, hàng tháng vẵn có mấy ngày bán nhật triều. Thời gian triều ngắn, nhưng xuống kéo dài hơn. Đặc điểm của thuỷ triều ở đây như sau:

- Độ lớn của thuỷ triều tại cửa sông lớn nhất là 210 - 260 cm, trung bình 130 - 135cm. Thời gian triều lên: 7 - 8 giờ. Thời gian triều xuống: 16 -17 giờ.

Sự nhiễm mặn của vùng đất ven sông, ven biển và ảnh hưởng của chế độ triều đã tạo nên vùng nước lợ phù hợp với đặc điểm sinh học của cây cói, môi trường rất tốt cho tôm, cua phát triển, sinh vật phù du cũng dồi dào là nguồn thức ăn cho tôm, cua.

Chế độ thuỷ văn ở Nga Sơn chịu ảnh hưởng của nhật triều, nhưng nhờ có hệ thống đê điều nên ảnh hưởng của nước mặn tới cây trồng không lớn. Đây cũng là thế mạnh để nuôi trồng thuỷ sản.

2.1.4.          2.1.6. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:

Huyện Nga Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên 15.782 ha bao gồm các nhóm đất chính sau: đất cát biển, đất mặn, đất phù sa, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét và biến chất, đất xói mòn trơ sỏi đá. Tài nguyên đất ở Nga Sơn đa dạng, thích nghi nhiều loại cây trồng như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm nghiệp... Tuy nhiên thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nặng và thịt trung bình, tầng canh tác tương đối dầy, các chất dinh dưỡng trong đất khá thấp, diện tích đất nhiễm mặn, chua còn nhiều, cần có biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư theo chiều sâu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Tài nguyên nước:

Các hệ thống sông Lèn, Báo Văn và sông Hoạt là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra hệ thống kênh dẫn nước, mặt nước ao hồ nhỏ cũng đáp ứng được nhu cầu nước cho công tác sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Trữ lượng nước ngầm của địa phương tương đối hạn chế. Cần phải tiến hành điều tra, đánh giá tổng thể về trữ lượng của tài nguyên này để có kế hoạch khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả.

- Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng hiện có 461,08 ha, trong đó rừng trồng phòng hộ ven biển 334,64 ha chủ yếu là sú vẹt, rừng sản xuất 126,44 ha chủ yếu trồng bạch đàn và keo lá tràm. Giá trị kinh tế không cao nhưng có giá trị về mặt cải tạo đất, điều hoà môi trường, sinh thái bền vững và lấn biển.

- Tài nguyên khoáng sản:

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện có một số khoáng sản, trữ lượng đã được đánh giá cụ thể như sau: Đô lô mít ở Nga An trữ lượng 500.000 - 700.000 tấn, chất lượng thấp chưa được khai thác đưa vào sản xuất, mới đang dạng khảo nghiệm; Mỏ đá vôi phân bố ở các xã phía Bắc của huyện như Nga Thiện, Nga Điền, Nga Giáp, Nga An, Nga Phú trữ lượng khoảng 25 triệu m3, đang được khai thác phục sản xuất vật liệu xây dựng; Sét làm gạch ngói trữ lượng 2 triệu m3 phân bố ở các xã phía Tây của huyện như Nga Thắng, Nga Lĩnh, Ba Đình.

- Tài nguyên biển:

Nga Sơn có gần 2,6 km chiều dài bờ biển thuộc xã Nga Tân. Với ba cửa sông lớn đổ ra biển như sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Lèn, hàng năm Nga Sơn được phù sa bồi đắp tạo thành vùng đất bồi rộng lớn, có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như một số ngành kinh tế biển như nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản, trồng rừng ngập mặn, trồng cói, dệt chiếu.

2.1.5.          2.1.7. Tài nguyên nhân văn

Nga Sơn là huyện có truyền thống văn hoá phát triển lâu đời; Là quê hương của các làng nghề Dệt cói, mây tre đan, nấu rượunổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc đặc sắc. Hiện nay, huyện có khoảng 277 di tích lịch sử, 49 di tích được Nhà nước xếp hạng, trong đó có 07 di tích cấp quốc gia và 42 di tích cấp tỉnh. Nổi bật trong đó là Khu di tích lịch sử cách mạng Ba Đình (xã Ba Đình); Khu di tích Động Từ Thức (xã Nga Thiện); Chùa Tiên, Phủ Thông...(xã Nga An), đền Trung, đền Đông Đoài (xã Nga Thạch). Huyện còn bảo tồn và lưu giữ một số hoạt động độc đáo của văn hóa phi vật thể mang đậm đặc trưng của lễ hội truyền thống cư dân Việt, với các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, đa dạng như: đám rước, tế lễ và tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, những thành quả đạt được, huyện Nga Sơn có nhiều điều kiện để phát triển mạnh kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Gắn với những giá trị văn hoá di tích lịch sử này là cơ sở để huyện Nga Sơn phát triển ngành dịch vụ, du lịch.

2.2.                2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội:

2.2.1.          2.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội:

Giai đoạn năm 2016-2020:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn đạt 13,7%;

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 39,3%; công nghiệp - xây dựng 32,8%; thương mại, dịch vụ 27,9%.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 42,1 triệu đồng, dự ước năm 2020 đạt 46,3 triệu đồng.

Giai đoạn năm 2021- 2023:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn đạt 9,06%; (Chưa đạt được theo theo mục tiêu Đại hội, nhưng đứng thứ 7 toàn tỉnh).

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 22,6%; công nghiệp - xây dựng 45,3%; thương mại, dịch vụ 32,1%.

- Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2021-2023: đạt 51,35 triệu đồng/người.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2023: Ước đạt 62,46 triệu đồng/người, đứng thứ 10 toàn tỉnh.

Nhận xét: Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng ngành Nông, lâm, thủy sản tăng các ngành Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại, dịch vụ nêu trên dẫn đến phát triển kinh tế của huyện tăng trưởng theo hướng tích cực, thu nhập nhập bình quân đầu người được nâng cao.

- So sánh thu nhập bình quân của huyện Nga Sơn với các huyện ven biển:

- So sánh thu nhập bình quân của huyện Nga Sơn với các huyện vùng 3:

2.2.2.          2.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế:

a) Phát triển nông – lâm – thủy sản:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 5,05%. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2023 ước đạt 1.462 tỷ đồng (gấp 1,16 lần so với năm 2020). Đến nay, giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn đã đạt khoảng 191 triệu đồng/ha. Đó chính là kết quả gần 3 năm qua, huyện, các xã và người dân thực hiện đẩy mạnh tích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, ứng dụng theo hướng công nghệ cao gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.

- Về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp:

Huyện Nga Sơn dẫn đầu toàn tỉnh số lượng sản phẩm OCOP: Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có 27 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó có 9 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm đang trình xét công nhận 5 sao cấp Quốc gia.

Đến nay, diện tích nhà kính, nhà lưới sản xuất trồng trọt tiếp tục được mở rộng lên 43,3 ha, trở thành đơn vị đứng thứ 2 cả tỉnh trong phát triển các mô hình nhà lưới, nhà kính để sản xuất nông nghiệp. Giá trị canh tác trong các mô hình này đã đạt từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

- Về nôi trồng thủy, hải sản:

Trong nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao đã đạt gần 11 ha, cho thu nhập 800 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi ha/vụ. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm thực hiện như công nghệ tưới nhỏ giọt, cơ giới hóa đồng bộ, nhiều mô hình chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp”

- Về lâm nghiệp:

Thực hiện dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới 50 ha rừng phòng hộ ven biển; tiếp tục sáng hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động. Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện tốt, không để xảy ra vụ cháy rừng, chặt phá rừng.

- Về sản phẩm nông nghiệp và hợp tác xã:

Hiện toàn huyện đã có 17 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; 54 chủ cơ sở sản xuất là cá nhân, doanh nghiệp, HTX cũng được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi với diện tích sản xuất gần 96 ha. Huyện cũng chú trọng nâng cao chất lượng nông sản và thương hiệu cho sản phẩm. Từ đó, địa phương đã hình thành được gần 125 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, có 28 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Sản phẩm dưa hấu huyện Nga Sơn đã được Cục Sở hữu Trí tuệ tiếp nhận hồ sơ đánh giá công bố chất lượng nhãn hiệu tập thể. Cây cói Nga Sơn cũng đã có chỉ dẫn địa lý.

b) Phát triển công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp, TTCN tiếp tục tăng trưởng khá. Trong giai đoạn 2021- 2023 Giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD, đạt 100%KH, bằng 121,3%CK. Giá trị nhập khẩu đạt 31,1 triệu USD, bằng 136,6%CK. So với cùng kỳ: Giá trị sản xuất công nghiệp riêng năm 2022 tăng 9,6%; trong đó ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 24,5%, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, vật liệu tết bện tăng 6,6%, sản xuất trang phục tăng 4,7% .... Thành lập mới được 65 doanh nghiệp đạt 108,4% kế hoạch.

Huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh về phát triển cụm công nghiệp, đã quy hoạch 04 CCN trên địa bàn giải quyết nhu cầu về việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, như:

- CLN liên xã tại thị trấn Nga Sơn: Có diện tích quy hoạch 7 ha (không có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật). Hiện nay, CCN đã thu hút được 06 doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; giá trị sản xuất năm 2022 của các doanh nghiệp trong CCN đạt 160 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 2.700 lao động, thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng.

- CCN Tư Sy tại địa bàn các xã Nga Bạch, Nga Thạch và Nga Nhân có diện tích quy hoạch 15 ha, CCN đã được thành lập;

- CCN Tam Linh tại thị trấn Nga Sơn và xã Nga Văn: Có diện tích quy hoạch 50 ha; đến nay, đã thu hút được các doanh nghiệp (Nhà máy may Winner Vina) thuê đất trực tiếp từ UBND tỉnh, đang hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Phát triển dịch vụ thương mại:

Thị trường hàng hóa, dịch vụ sôi động, lưu thông thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống Nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2021-2022 đạt với năm 2021 là 3.977 tỷ đồng và năm 2022 là 5.178 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải ổn định, tổng doanh thu vận tải ước đạt 273,05 tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ.

d) Phát triển dịch vụ du lịch:

Nga Sơn là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, danh thắng. Vùng quê gắn liền với những câu chuyện huyền thoại: sự tích Mai An Tiêm và quả dưa hấu đỏ, Từ Thức gặp Giáng Hương, chùa Tiên xứ Phật cõi trần... Mật độ di tích ở Nga Sơn khá dày đặc, chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc dãy núi Tam Điệp và đôi bờ sông Hoạt nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch.

Cả huyện có 05 di tích cấp tỉnh bao gồm: Chùa Thạch Tuyền, Đền Trung, Đền Thượng (Đồng Xoài) thuộc xã Nga Bạch; Khu căn cứ Khởi nghĩa Ba Đình; Khu di tích thắng cảnh: Chùa Tiên, động Hồ Vụa, động Phủ Thông thuộc xã Ba Đình; Động Từ Thức thuộc xã Nga Thiện;

Đến nay, huyện đã có 5 khu du lịch đã hình thành cần được chú trọng nâng cấp đầu tư quảng bá hình ảnh du lịch:

- Khu du lịch Động Từ Thức (xã Nga Thiện): Động Từ Thức, Động Bạch Á, đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa, tướng Trịnh Minh;

- Khu du lịch Mai An Tiêm: Khu di tích Mai An Tiêm (Nga Phú), Chùa Tiên, Hồ Đồng Vụa (Nga An);

- Khu du lịch chiến khu Ba Đình (xã Ba Đình); Khu di lịch sinh thái dọc sông hoạt: Của Thần phù, Chùa Hàn Sơn, Núi "Rồng hổ tranh ngọc" và chùa Trúc Lâm, Động Lục Vân (Nga Điền), Lã Vọng, Bia Thần (Nga Thiện);

- Khu du lịch sinh thái biển: rừng sú vẹt Nga Tân.

Làng nghề truyền thống là Chiếu cói Nga Sơn: Do được hình thành từ bồi tụ phù sa của hệ thống sông Mã, có ảnh hưởng của phù sa hệ thống sông Hồng nên chứa nhiều khoáng chất thích hợp cho cây Cói sinh trưởng và phát triển tốt; khu vực có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề chiếu Cói là mủi nhọn để thu hút du lịch cộng đồng.

2.3.                2.3. Hiện trạng về phân bố dân cư, đô thị và nông thôn:

2.3.1.          2.3.1. Thành phần dân cư

- Dân số:

Dân số toàn huyện Nga Sơn là 165.068 người (toàn tỉnh có dân số 3.7 triệu người) chiếm 4,45% dân số toàn tỉnh.

Mật độ dân số trung bình toàn huyện khoảng 1.045,9 người/km2, gấp 3,13 lần so với mật độ dân số trung bình của tỉnh (334 người/km2) và gấp 1,09 lần mật độ dân số trung bình của các huyện ven biển Thanh Hóa (822 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số toàn huyện khoảng là 0,64.

Dân số đô thị (thị trấn Nga Sơn) là khoảng 14.441 người, Tỷ lệ đô thị hóa đạt 8,7%.

Dân số nông thôn khoảng 150.627 người (chiếm 91,25% dân số toàn huyện)

Bảng HT1. thống kê hiện trạng dân số, đất đai huyện Nga Sơn

STT

Đơn vị hành chính

Diện tích (Km2)

Dân số (Người)

MĐ DS (Người/km2)

 

TỔNG SỐ

157,8229

165068

1.045,9

1

Thị Trấn Nga Sơn

7,0816

14.441

2.039,2

2

Nga Yên

3,8562

5.625

1.458,7

3

Nga Văn

6,1708

5.871

951,4

4

Nga Tiến

5,8206

5.988

1.028,8

5

Nga Liên

4,5012

9.613

2.135,7

6

Nga Thanh

3,4726

6.199

1.785,1

7

Ba Đình

6,6546

5.565

836,3

8

Nga Vịnh

4,7722

4.669

978,4

9

Nga Thắng

6,9256

4.426

639,1

10

Nga Trường

4,7634

4.768

1.001,0

11

Nga Thiện

11,0247

5.363

486,5

12

Nga Điền

11,0421

8.482

768,2

13

Nga Phú

7,773

7.115

915,3

14

Nga An

9,285

8.938

962,6

15

Nga Thành

3,531

4.414

1.250,1

16

Nga Giáp

6,9154

6.158

890,5

17

Nga Hải

4,327

6.369

1.471,9

18

Nga Phượng

8,5387

10.157

1.189,5

19

Nga Trung

3,3318

4.827

1.448,8

20

Nga Thạch

5,921

5.731

967,9

21

Nga Bạch

2,9197

8.673

2.970,5

22

Nga Thuỷ

6,4782

6.366

982,7

23

Nga Tân

15,1396

7.676

507,0

24

Nga Thái

7,5769

7.634

1.007,5

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nga Sơn)

2.3.2.          2.3.2. Phân bố dân cư:

- Vùng đồng chiêm (phía Tây): gồm các xã Nga Thiện, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Văn, Ba Đình, Nga Thắng, Nga Phượng. Diện tích tự nhiên 4.885 ha, (chiếm 31,0% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện). Dân số khoảng 40.819 người (chiếm 24,7% dân số toàn huyện). Mật độ dân số khoảng 835,6 người/km2.

- Vùng giữa: gồm các xã Nga An, Nga Thành, Nga Giáp, Nga Yên, Nga Trung, Nga Bạch, Nga Thạch, Nga Hải, một phần xã Nga Phượng và Thị Trấn Nga Sơn. Diện tích tự nhiên là 4.717 ha (chiếm 29,9% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện). Dân số khoảng 65.176 người (chiếm 39,5% dân số toàn huyện). Mật độ dân số khoảng 1.381,8 người/km2.

- Vùng ven biển: gồm các xã Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Tân và Nga Thủy. Diện tích đất tự nhiên 6.180ha, chiếm 39,2% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Dân số khoảng 59.037 người (chiếm 35,8% dân số toàn huyện). Mật độ dân số khoảng 955,8 người/km2.

Bảng HT2. thống kê phân bố dân cư theo 03 vùng

STT

Đơn vị hành chính

Dân số (Người)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (Km2)

Tỷ lệ (%)

MĐ DS (Người/km2)

 

TỔNG SỐ

165.068

100

157,8229

100

1.045,9

I

Vùng đồng chiêm phía Tây

40.819

24,7

48,85

31,0

835,6

1

Nga Thiện

5.363

3,2

11,0247

7,0

486,5

2

Nga Vịnh

4.669

2,8

4,7722

3,0

978,4

3

Nga Văn

5.871

3,6

6,1708

3,9

951,4

4

Ba Đình

5.565

3,4

6,6546

4,2

836,3

5

Nga Thắng

4.426

2,7

6,9256

4,4

639,1

6

Nga Phượng

10.157

6,2

8,5387

5,4

1.189,5

7

Nga Trường

4.768

2,9

4,7634

3,0

1.001,0

II

Vùng trung tâm

65.176

39,5

47,1687

29,9

1.381,8

1

Thị Trấn Nga Sơn

14.441

8,7

7,0816

4,5

2.039,2

2

Nga An

8.938

5,4

9,285

5,9

962,6

3

Nga Thành

4.414

2,7

3,531

2,2

1.250,1

4

Nga Giáp

6.158

3,7

6,9154

4,4

890,5

5

Nga Hải

6.369

3,9

4,327

2,7

1.471,9

6

Nga Yên

5.625

3,4

3,8562

2,4

1.458,7

7

Nga Thạch

5.731

3,5

5,921

3,8

967,9

8

Nga Bạch

8.673

5,3

2,9197

1,8

2.970,5

9

Nga Trung

4.827

2,9

3,3318

2,1

1.448,8

III

Vùng biển phía Đông

59.073

35,8

61,8042

39,2

955,8

1

Nga Tiến

5.988

3,6

5,8206

3,7

1.028,8

2

Nga Liên

9.613

5,8

4,5012

2,9

2.135,7

3

Nga Thanh

6.199

3,8

3,4726

2,2

1.785,1

5

Nga Điền

8.482

5,1

11,0421

7,0

768,2

6

Nga Phú

7.115

4,3

7,773

4,9

915,3

7

Nga Thuỷ

6.366

3,9

6,4782

4,1

982,7

8

Nga Tân

7.676

4,7

15,1396

9,6

507,0

9

Nga Thái

7.634

4,6

7,5769

4,8

1.007,5

Bản đồ phân bố dân cư

Hình HT1. Bản đồ phân bố dân cư toàn huyện

2.3.3.          2.3.3. Lao động:

Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nga Sơn, toàn huyện có 91.565 người trong độ tuổi lao động (chiếm 63,28% tổng dân số).

Trong đó:

- Nhóm lao động từ 15 đến 35 tuổi là 40.514 người (chiếm 28%);

- Nhóm lao động từ 35 đến 50 tuổi là 29.365 người (chiếm 20,29%):

+ Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 26.752 người;

+ Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng 742.167 người;

+ Lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 21.016 người.

Có 2.543 lao động đang làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài và khoảng 950 lao động chưa có việc làm.

2.4.                2.4. Hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai

- Hiện trạng sử dụng đất đai: Tổng diện tích tự nhiên huyên Nga Sơn khoảng 15.872 ha (tương ứng 157,82km2). Trong đó:

+ Đất nông nghiệp khoảng 9.180 ha (chiếm 58,2%).

+ Đất phi nông nghiệp khoảng 5.093 ha (chiếm 32,3%).

+ Đất chưa sử dụng khoảng 1.505 ha (chiếm 9,5%)).

Bảng HT3. Thống kê hiện trạng sử dụng đất đai

STT

Loại đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

 

Tổng

 

15.779,97

100

1

Đất nông nghiệp

NNP

9.180,99

58,2

1.1

Đất trồng lúa

LUA

4.874,43

 

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

3.778,26

 

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

1.641,47

 

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

322,80

 

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

333,74

 

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

0,00

 

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

136,54

 

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

945,02

 

1.8

Đất làm muối

LMU

0,00

 

1.9

Đất nông nghiệp khác

NKH

926,99

 

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

5.093,19

32,3

2.1

Đất quốc phòng

CQP

34,21

 

2.2

Đất an ninh

CAN

2,20

 

2.3

Đất khu công nghiệp

SKK

0,00

 

2.4

Đất cụm công nghiệp

SKN

19,00

 

2.5

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

2,82

 

2.6

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

27,09

 

2.7

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

25,39

 

2.8

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

6,76

 

2.9

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

DHT

2.284,19

 

-

Đất giao thông

DGT

1.399,17

 

-

Đất thủy lợi

DTL

415,75

 

-

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

32,20

 

-

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

9,59

 

-

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

64,66

 

-

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

DTT

41,86

 

-

Đất công trình năng lượng

DNL

0,74

 

-

Đất công trình bưu chính, viễn thông

DBV

0,96

 

-

Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia

DKG

 

 

-

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

38,88

 

-

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

15,69

 

-

Đất cơ sở tôn giáo

TON

13,51

 

-

Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

240,15

 

-

Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ

DKH

0,00

 

-

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

0,00

 

-

Đất chợ

DCH

10,76

 

2.10

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

0,00

 

2.11

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

0,00

 

2.12

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

2,76

 

2.13

Đất ở tại nông thôn

ONT

2.053,05

 

2.14

Đất ở tại đô thị

ODT

162,53

 

2.15

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

17,78

 

2.16

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

0,99

 

2.17

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

0,00

 

2.18

Đất tín ngưỡng

TIN

7,01

 

2.19

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

347,25

 

2.20

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

77,57

 

2.21

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

22,86

 

3

Đất chưa sử dụng

CSD

1.505,79

9,5

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hậu Lộc)

2.5.                2.5. Hiện trạng hạ tầng xã hội

2.5.1.          2.5.1. Hệ thống các công trình hành chính, chính trị:

a) Các công trình hành chính, chính trị cấp huyện:

Các công trình hành chính, chính trị cấp huyện đã được đầu tư xây dựng khang trang tại thị trấn đảm bảo phát triển.

b) Các công trình hành chính, chính trị cấp thị trấn, xã:

Các công trình hành chính, chính trị cấp thị trấn, xã với 24 đơn vị hành chính đã được đầu tư xây dựng đáp ứng nu cầu hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển lâu dài trong các giai đoạn tới khi hình thành các đô thị mới cần được đầu tư các khu trung tâm của đô thị.

2.5.2.          2.5.2. Hệ thống công trình Văn hóa – Thể dục, thể thao:

Hiện nay huyện Nga Sơn có 01 trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch huyện nằm tại tiểu khu Hưng Long, thị trấn Nga Sơn, có diện tích 1.344 m2, quy mô 02 tầng, cơ bản có đủ các phòng làm việc, phòng chức năng và các phương tiện chuyên dùng đảm bảo phục vụ tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ. Sân thể thao trung tâm huyện, Nhà truyền thống và Nhà văn hóa thanh thiếu nhi huyện đều nằm tại trung tâm trên địa bàn thị trấn Nga Sơn đảm bảo đáp các hoạt động hội họp, văn hóa, thể thao cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện, cụ thể:

+ Sân vận động trung tâm huyện tổng diện tích 57.000m2, có đầy đủ các công trình phụ trợ theo quy định.

 + Nhà tập luyện và thi đấu với sức chứa 500 người.

 + Nhà truyền thống huyện với diện tích 550m2, quy mô 01 tầng.

+ Nhà văn hóa thanh thiếu nhi huyện với 02 khối nhà có diện tích 324 m2 ; quy mô 01 tầng và 901m2, quy mô 02 tầng.

Hệ thống các công trình văn hóa – thể thao cấp xã từng bước được đầu tư xây dựng ổn định.

2.5.3.          2.5.3. Hệ thống công trình Y tế:

Hiện tại huyện Nga Sơn có 01 bệnh viện đa khoa, và 24 trạm y tế xã, thị trấn; Với tổng số gường 419. Đội ngũ y, bác sỹ với 361 người, trong đó bác sỹ, chuyên khoa là 86 người. Trang thiết bị, phương tiện từng bước được đầu tư;  100% các xã, thị trấn triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.Trung bình hàng năm có khoảng 84.174 lượt người đến khám bệnh; Tổng số giường bệnh có 419 giường bệnh;  Công suất sử dụng giường bệnh đạt 255%.

Phòng khám đa khoa Đại An (xã Nga Yên)

Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn

Ảnh hiện trạng cơ sở y tế

2.5.4.          2.5.4. Hệ thống công trình giáo dục:

Toàn huyện Nga Sơn có 75 trường (27 trường mầm non, 25 trường tiểu học, 23 trường THCS) với tổng số 858 lớp, 23.810 học sinh, ổn định số học sinh ở các ngành học, cấp học, chất lượng giáo dục được nâng lên. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 4 trường TH&THCS với khoảng 1.800 học sinh; có 03 trường THPT với trên 4.000 học sinh, 102 lớp học. phòng học được kiên cố hóa.

 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đều đạt chuẩn, có 82% đạt trên chuẩn; toàn huyện có 71/75 trường đạt chuẩn quốc gia, bằng 86,58%. Sáp nhập Trung tâm GDTX vào trường Trung cấp Nghề, trường THPT Trần Phú vào các trường THPT trên địa bàn và sáp nhập 04 trường liên cấp TH&THCS, chất lượng dạy và học ngoại ngữ được nâng lên. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.

(chi tiết xem phần phụ lục - Hiện trạng các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện).

Hệ THPT và đào tạo nghề: 1 trường trung cấp nghề; 03 trường THPT (trường công lập).

Bảng HT4. Hiện trạng các trường THPT trên địa bàn

TT

Danh mục

Vị trí

Diện tích đất (m2)

Quy mô

Ghi chú

Học sinh

Lớp học

I

Trường trung cấp nghề

 

7.208

756

39

 

1

Trường TCN Nga Sơn

Thị trấn Nga Sơn - H.Nga Sơn - Thanh Hóa

7.208

756

39

Tầng cao nhất 2 tầng

II

Trường công lập

 

77.252

4.087

102

 

1

Trường THPT Ba Đình, huyện Nga Sơn

Thị Trấn Nga Sơn

30.832

1.630

40

Tầng cao nhất 2 tầng

2

Trường THPT Mai Anh Tuấn, huyện Nga Sơn

Xã Nga Liên, xã Nga Thành

27.000

1.490

38

Tầng cao nhất 2 tầng

3

Trường THPT Nga Sơn, huyện Nga Sơn

Xã Nga Trung

19.420

967

24

Tầng cao nhất 2 tầng

Hình ảnh minh họa các công trình giáo dục huyện Nga Sơn:

Trường THCS Chu Văn An

Trường trung cấp nghề Nga Sơn

Trường THPT Ba Đình

Trường THCS Nga Trường

Trung tâm giáo dục thường xuyên Huyện

Trường THPT Mai Anh Tuấn

Hệ thống trường học cơ bản đã đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của huyện. Tuy nhiên trong tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển, cần bổ sung thêm hệ thống trường học và nâng cao hệ thống cơ sở vật chất.

2.5.5.          2.5.5. Hệ thống công trình thương mại, chợ

Hệ thống hạ tầng thương mại - dịch vụ huyện Nga Sơn bao gồm các cửa hàng dịch vụ, chợ...Nhìn chung hệ thống này còn nhỏ bé, phân tán. Một số công trình xuống cấp và đang được đầu tư sửa chữa, nâng cấp.

Huyện có 13 chợ, trong đó chợ huyện Nga Sơn được xây dựng theo quy hoạch đảm bảo các điều kiện của chợ hạng II. 12(Nga Lĩnh, Nga Điền, Nga Thái, Nga Giáp, Ba Đình, Nga Trường, Nga Văn, Nga Liên, Nga Thủy, Nga Nhân, Nga Thạch, Nga Bạch) có chợ được xây dựng theo quy hoạch đảm bảo các điều kiện của chợ hạng III;

Các xã còn lại không có chợ trong quy hoạch nhưng có các điểm bán hàng tập trung đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn xã.

Huyện chưa có trung tâm thương mại và siêu thị lớn, tuy nhiên hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ khá phát triển.

Chợ huyện Nga Sơn

Chợ xã Nga Tân

Chợ Hôm, xã Nga Giáp

Ảnh hiện trạng một số chợ trên địa bàn huyện Nga Sơn

2.5.6.          2.5.6. Nhà ở:

Kiến trúc tại khu vực trung tâm thị trấn Nga Sơn trong những năm gần đây có sự đổi thay nhanh chóng của các tuyến phố, khu dân cư, công trình công cộng, đã tạo cho thị trấn Nga Sơn một diện mạo mới, sức sống mới.

Về kiến trúc nhà ở, các khu dân cư gồm có khu dân cư cũ và các khu dân mới có kiến trúc cơ bản là nhà kiên cố, chiều cao 2 - 3 tầng. Khu vực nông thôn hầu hết là kiến trúc truyền thống, nhà ở gắn với không gian sân vườn và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Kết quả hình ảnh cho thị trấn nga sơn

  Nhà ở truyền thống (nhà vườn)                                     Nhà mái bằng BTCT

2.6.                2.6. Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật:

2.6.1.          2.6.1. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

a) Hiện trạng cao độ nền xây dựng:

Huyện Nga Sơn có địa hình đa dạng với vùng gò đồi ở phía Bắc huyện, vùng đồng bằng nằm giữa và vùng ngập mặn ven biển phía Nam.

Vùng gò đồi nằm tại 4 xã Nga Điền; Nga Thiện; Nga Giáp; Nga An. Cao độ khu vực dân cư từ +5m đến +100m.

Vùng đồng bằng nằm giữa 2 con sông Càn; sông Lèn, địa hình tương đối bằng phẳng và có cốt nền bình quân thấp. Khu vực làng xóm từ +3m đến +5m. Khu vực ruộng trũng chỉ từ +1m đến +3m.

Vùng ven biển thuộc 2 xã Nga Thủy; Nga Tân phía Đông Nam của Huyện. Cao độ nền từ +2m÷ +3m. Vùng ngoài đê nền thấp hơn mực triều, không có hoạt động khai thác xây dựng công trình tại đây.

Hình HT 2. Sơ đồ đánh giá cao độ nền toàn huyện Nga Sơn (GIS)

b) Hiện trạng thoát nước mặt:

Nga Sơn là một trong các huyện vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Huyện Nga Sơn được bao quanh bởi các con sông (sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Càn, sông Lèn) và biển Đông.

Huyện có một phần phía Đông Nam giáp biển Đông, hai trục tiêu chính của huyện là sông Hoạt, sông Càn và sông Lèn thoát nước ra biển. Các tuyến sông trên đều đã có hệ thống đê bao bảo vệ. Các kênh tiêu trong huyện đổ ra sông đều phải qua các cống điều tiết dưới đê.

Trên các tuyến giao thông: Khu vực 2 bên dọc tuyến Quốc lộ 10 đi qua thị trấn Nga Sơn, và một số đoạn trên tỉnh lộ 524, 508; 527 đi qua khu dân cư đã có một số tuyến mương, cống thoát nước dọc đường được đầu tư xây dựng dạng cống xây nắp đan có chiều rộng B = 50 - 120 cm. Còn lại phần lớn các trục đường đều chưa có hệ thống thoát nước, nước tự chảy ra các rãnh hở hai bên đường thoát ra ruộng, kênh tiêu.

Hệ thống thoát nước vẫn là hệ thống thoát chung, chưa có hệ thống thoát nước thải riêng biệt. Nước mưa, một phần nước thải sinh hoạt (phần lớn thấm ngấm tại chỗ), nước thải sản xuất, cùng thoát chung vào hệ thống kênh tiêu rồi thoát ra kênh Hưng Long, kênh chính, sông Lèn, sông Báo Văn, sông Hoạt, sông Càn, Biển Đông.

Hiện tại khu vực lập quy hoạch việc thoát nước mưa chủ yếu bằng các kênh thủy lợi tiêu tự chảy kết hợp các trạm bơm, thoát ra sông Lèn, sông Báo Văn, sông Hoạt, sông Càn, đổ ra Biển Đông.

- Hệ thống sông ngòi chính trong khu vực:

+ Khu vực lập quy hoạch có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Mã và hệ thống sông Hoạt.

+ Các sông bên ngoài Nga Sơn: Sông lớn như sông Mã; Sông con như sông Tống, sông Tam Điệp.

+ Các sông bên trong địa bàn: Sông lớn như Sông Lèn; sông con như sông Báo Văn, sông Hoạt, sông Càn, sông Hưng Long.

- Hiện trạng tiêu thoát nước:

+ Hiện tại trong khu vực lập quy hoạch việc thoát nước tiêu tự chảy kết hợp tiêu bằng các trạm bơm tiêu, thoát theo kênh thủy lợi, thoát ra sông, đổ xuống biển Đông.

+ Trong khu vực đã xây dựng hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh bao gồm các kênh tiêu thoát, trạm bơm tiêu, cống tiêu dưới đê.

+ Các tuyến quốc lộ 10; đường tỉnh 508; 527; 524 đoạn qua trung tâm huyện đã XD một só tuyến thoát nước bằng mương, cống xây nắp đan có chiều rộng B = 50 - 120 cm. Còn lại phần lớn các trục đường đều chưa có hệ thống thoát nước, nước tự chảy theo các rãnh hở hai bên đường thoát ra ruộng, kênh tiêu.

+ Hệ thống thoát nước vẫn là hệ thống thoát chung.

* Phân lưu vực tiêu thoát nước, hướng thoát nước chính:

         Theo quy hoạch chi tiết vùng Bắc sông Mã, huyện Nga Sơn nằm trong “Vùng 4. Vùng Nga Sơn

- Huyện Nga Sơn có diện tích tự nhiên là 15.829ha.

Khu vực lập quy hoạch nằm trong các phần cuối lưu vực của hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Mã mà phân lưu là sông Lèn và hệ thống sông Hoạt.

Trên dòng sông Càn lại có sông Bút, một nhánh của sông Đáy (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình chảy xuống). Ngoài ra khu vực lập quy hoạch còn có 2 cửa sông là cửa Lạch Càn và cửa Lạch Sung. Do đó việc tiêu thoát nước mưa trong khu vực bị chi phối của dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt trên các sông Lèn, Hoạt, Càn và bị ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông. Từ những đặc điểm thủy văn riêng dẫn đến tác động rất lớn đến việc vận hành hệ thống công trình tiêu thoát cho vùng Nga Sơn.

- Hướng thoát nước chính: Đông Bắc – Tây Nam: Nước mưa thoát theo địa hình, chảy theo các kênh tiêu, thoát xuống sông Càn, Báo Văn, Hoạt, Lèn, cuối cùng đổ xuống biển Đông.

- Phân lưu vực thoát nước:

Hiện tại việc tiêu thoát nước mưa trong khu vực là tự chảy kết hợp các trạm bơm tiêu, tưới tiêu kết hợp. Chia huyện Nga Sơn thành 4 lưu vực:

+ Lưu vực 1: Diện tích 2.690,8 ha. Phần phía Bắc huyện ngăn cách bởi vùng đồi núi dãy Tai Voi thoát ra sông Càn. Bao gồm một phần diện tích xã Nga Thiện (từ ranh giới phía Bắc đến phía Bắc dãy núi Tai Voi), diện tích xã Nga Điền và một phần diện tích xã Nga Phú.

Từ âu Mỹ Quan Trang đến Quốc lộ 10, nước mưa thoát theo địa hình chảy trực tiếp xuống sông Càn.

Từ Quốc lộ 10 đến hết xã Nga Điền, xã Nga Phú, nước mưa thoát theo địa hình chảy xuống các kênh của xã Nga Điền. Kênh chính: kênh Ruột, kênh Bắc Hoành, kênh Trung Hoành, kênh Phú Thái, Điền Tư, đổ xuống sông Càn.Trạm bơm: TB tiêu Nga Sơn 3.

+ Lưu vực 2: Diện tích 6.128,5 ha. Phần phía Tây huyện, tiêu tự chảy ra sông Hoạt, Báo Văn, Lèn. (Bao gồm: Diện tích phần còn lại của xã Nga Thiện;  Diện tích các xã: Nga Giáp, Nga Vịnh, Ba Đình, Nga Văn, Nga Thắng, Nga Trung, Nga Phượng, Nga Bạch,Nga Thạch và thị trấn Nga Sơn).

Nước mưa thoát theo địa hình, mương cống 2 bên đường, chảy xuống các kênh của các xã trong lưu vực. Kênh chính: Giáp An Thái, Cầu Huyền, Cầu Cúp, kênh Văn Trường Thiện, Lê Mã Lương, Đình Vịnh, Bến Năm, Hưng Long, Đình Thắng, Đồng Mậu, Văn Thắng, Cầu Mè, Sao Sa, đổ xuống sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Lèn. Trạm bơm tiêu chính: Nga Trường, Nga Vịnh 2, Xa Loan, Ba Đình, Nga Thắng, Nam Nga Sơn.

+ Lưu vực 3: diện tích 1.925,3 ha. Phần phía Đông huyện tiêu tự chảy ra sông Càn bao gồm diện tích các xã: Nga An; Nga Thành; Nga Thái; Nga Tiến; Nga Liên.

Nước mưa thoát theo địa hình, mương cống 2 bên đường, chảy xuống các kênh của các xã trong lưu vực. Kênh chính: Giáp An Thái, Hải Sơn, Tiến Thành, Cầu Dền.

+ Lưu vực 4: diện tích 5.084,4 ha. Phần phía Đông Nam thoát ra biển qua kênh Hưng Long (Hói Đào là phần cuối kênh Hưng Long) bao gồm diện tích các xã: Nga Yên; Nga Thanh; Nga Hải; Nga Tân; Nga Thủy.

Nước mưa thoát theo địa hình, mương cống 2 bên đường, chảy xuống các kênh của các xã trong lưu vực. Kênh chính: Cầu Huyền, Cầu Cú, Ngang Bắc, Ngang Nam, Ông Tỵ, Cầu Dền, Hưng Long (Hói Đào), kênh trục T3, kênh 10. Trạm bơm tiêu chính: Xa Loan.

 

Hình HT3. Sơ đồ phân chia lưu vực tiêu nước mặt

* Hệ thống tiêu thoát chính như sau:

- Sông tiêu thoát chính: Việc tiêu thoát nước cho vùng nhờ vào 5 con sông (Sông Lèn, sông Báo Văn, sông Hoạt, sông Càn, sông Hưng Long) và Biển Đông.

+ Sông Lèn: Nằm ở phía Nam của vùng. Thoát nước cho lưu vực 2. Nước mưa thoát theo các kênh tiêu, tưới tiêu kết hợp, đổ xuống sông Lèn, Biển Đông.

+ Sông Báo Văn: Nằm ở phía Tây của vùng. Thoát nước cho lưu vực 2.  Nước mưa thoát theo các kênh tiêu, tưới tiêu kết hợp, đổ xuống sông Báo Văn.

+ Sông Hoạt: Nằm tại phía Bắc của vùng: Thoát nước cho lưu vực 1 và 2.  Nước mưa thoát theo các kênh tiêu, tưới tiêu kết hợp, đổ xuống sông Hoạt.

+ Sông Càn: Nằm tại phía Bắc và phía Đông của vùng: Thoát nước lưu vực 1 và 3.  Nước mưa thoát theo các kênh tiêu, tưới tiêu kết hợp, đổ xuống sông Càn, Biển Đông.

+ Sông Hưng Long: Đi qua trung tâm của vùng. Thoát nước cho lưu vực 4.  Nước mưa thoát theo các kênh tiêu, tưới tiêu kết hợp, chảy xuống sông Hưng Long, đổ xuống Biển Đông.

- Biển Đông: Ở phía Đông Nam khu vực. Thoát nước cho phân lưu 4.

* Công trình điều tiết lũ, ngăn mặn tạo nguồn nước:

Trong khu vực đã có 4 công trình đầu mối: cống Tứ Thôn, âu Mỹ Quan Trang, âu Báo Văn, cống Mộng Giường 2. Ngoài ra đang xây dựng 2 đập ngăn mặn, giữ ngọt là đập sông Lèn, đập sông Càn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

- 4 công trình đầu mối đã có: Căn cứ Quyết định 3367/QĐ-UBND, ngày 20/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi cống Tứ Thôn – âu Mỹ Quan Trang – âu Báo Văn – cống Mộng Giường II. Trong đó quy định cụ thể vận hành 4 công trình này và các công trình thủy lợi liên quan trong vùng.

+ Cống Tứ Thôn: Nằm phía Đông sông Báo Văn, phía Tây Vùng, thuộc xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn. Công  trình có nhiệm vụ ngăn lũ từ sông Hoạt vào đồng, tiêu úng hỗ trợ, lấy nước vào kênh Hưng Long để cấp nước, tạo nguồn cho các trạm bơm Xa Loan và các trạm bơm phía hạ lưu kênh Hưng Long.

+ Âu Báo Văn: Nằm trên sông Báo Văn, phía Tây Vùng, thuộc xã Hà Hải, huyện Hà Trung (bên cạnh xã Nga Thắng). Công  trình có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn lũ không cho vào đồng, tiêu úng, thoát lũ, giữ nước và lấy nước vào sông Hoạt mùa kiệt để cấp nước tạo nguồn cho các trạm bơm tưới dọc sông Hoạt.

+ Âu Mỹ Quan Trang: Nằm ở đoạn cuối sông Hoạt, phía Bắc Vùng, thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn. Công  trình có nhiệm vụ ngăn lũ, tiêu úng, thoát lũ, giữ nước và lấy nước vào sông Hoạt mùa kiệt để cấp nước tạo nguồn cho các trạm bơm tưới dọc sông Hoạt.

+ Cống Mộng Giường 2: Nằm phía Đông Nam khu vực, phần cuối của kênh Hưng Long, thuộc ranh giới 2 Nga Tân - Nga Tiến, huyện Nga Sơn. Công  trình có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn lũ từ sông Càn vào đồng, tiêu úng, tạo nguồn nước sinh hoạt cho dân và cho thuyền vào kênh Hưng Long để tránh trú bão.

  - Hiện tại trong khu vực đang XD công trình thuộc Tiểu dự án thủy lợi sông Lèn (nằm trong dự án KEXIM1), trong đó có 2 cống ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn cấp nước, cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp giao thông thủy bộ cho 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc. Bao gồm:

+ Đầu mối sông Lèn: Tuyến Đa Lộc, tại vị trí K32+650 đê sông Lèn thuộc xã Đa lộc (bến đò Gảnh, phía Bắc thôn Yên Hòa), huyện Hậu Lộc và xã Nga Thủy (phía Nam xóm 1), huyện Nga Sơn, cách cửa biển khoảng 3,5 km.

+ Đầu mối sông Càn: Vị trí tuyến tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, cách cửa biển khoảng 9 km (Lý trình: K43+300). Công trình đầu mối sông Càn có tim dọc cống (ngang sông) cách bến đò Thánh Giá khoảng 17 m về phía hạ lưu, cách ngã ba giao cắt giữa sông Càn với kênh Càn Cụt (địa phận ranh giới giữa Thanh Hóa với Ninh Bình) khoảng 180 m về phía thượng lưu.

- Trạm bơm tiêu trong địa bàn: trạm bơm tiêu, tưới tiêu kết hợp:

Các trạm bơm tiêu, 2 trạm:  Nga Vịnh 2; Nam Nga Sơn.

Các trạm bơm tưới, tiêu kết hợp, 4 trạm: Nga Thiện, Ba Đình, Nga Thắng, Xa Loan. Hệ thống trạm bơm này được phân bổ quản lý như sau:

Các TB trên do Chi nhánh Thuỷ Lợi Nga Sơn quản lý, tổng công suất 91.340 m3/h.

- Kênh mương: Tổng chiều dài các kênh tiêu chính 155,58 km trong đó kênh tiêu liên xã 95 km, thuộc 24 xã, thị trấn. Kênh đã bê tông hoá là 5 km (kênh Hưng Long). Hệ thống kênh mương này đang phát huy tác dụng tốt cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

 * Đánh giá chung về hệ thống tiêu thoát nước huyện Nga Sơn:

  - Hệ thống thoát nước vẫn là hệ thống thoát chung.

- Trên các tuyến giao thông dọc tuyến Quốc lộ 10 đi qua thị trấn Nga Sơn,một số đoạn trên tỉnh lộ 524 đã có các tuyến mương, cống thoát nước dọc đường được đầu tư xây dựng dạng mương nắp đan B=40-120cm. đầu tư xây dựng

- Huyện Nga Sơn là khu vực hiện được tiêu tự chảy là chính, một số khu vực ven sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Lèn, kênh Hưng Long do có địa hình thấp, trũng lại bị ảnh hưởng của lũ trên các sông Hoạt, sông Càn, sông Lèn, thủy triều nên phải tiêu bằng các trạm bơm.

- Mạng lưới kênh tiêu được đầu tư XD nhiều, song số lượng kênh được kiên cố hóa rất thấp.

c) Hiện trạng hệ thống thủy lợi, đê phòng chống phòng chống thiên tai:

Nga Sơn là một huyện được bao bọc bởi các con sông Lèn, sông Báo Văn, sông Hoạt, sông Càn và biển Đông cho nên đã được đầu tư xây dựng các tuyến đê dọc 2 bên các sông và đê biển. Riêng khu vực phía Bắc, 2 bên sông Càn từ âu Mỹ Quan Trang, xã Nga Điền đến phía Đông núi Rạng, xã Nga Phú vì có núi 2 bên cho nên chưa XD đê. Các tuyến đê trong vùng có nhiệm vụ ngăn nước lũ trên các sông, ngăn mặn, ngăn sóng biển, thủy triều.

- Hiện trạng đê sông: Trong khu vực có các tuyến đê sông Lèn, sông Hoạt, sông Càn:

+ Đê sông Lèn: Tuyến đê tả sông Lèn các xã: Nga Thắng, Nga Phượng, Nga Thạch, Nga Bạch. Đê cấp III, từ Km20+610 - Km32+000, có chiều dài 11.390 m;

+ Đê sông Hoạt: Tuyến đê hữu sông Hoạt các xã: Nga Thắng, Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Thiện. Đê cấp IV, từ Km27+700 - Km43+100, có chiều dài 15.400 m;

+ Đê sông Càn: Tuyến đê hữu sông Càn các xã: Nga Phú, Nga Thái. Đê cấp IV, từ Km0 - Km9+000, có chiều dài 9.000 m; Tuyến đê tả sông Càn: Nga Điền. Đê cấp IV, từ Km0 - Km9+121, có chiều dài 9.121 m.

- Hiện trạng đê biển: Tuyến đê biển Nga Sơn các xã: Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến. Đê cấp IV, từ Km0 - Km10+400, có chiều dài 10.400 m.

- Hiện trạng công trình phòng chống thiên tai.

Trong vùng có các công trình phòng chống thiên tai đó là hệ thống đê sông, đê biển, toàn bộ các trường học, trung tâm y tế, công sở của thị trấn Nga Sơncác xã trong huyện, nhà dân đã được xây dựng kiên cố đều có thể làm công trình tránh trú bão cho người, phần cuối một số kênh thủy lợi, đoạn sông trong địa bàn làm nơi neo đậu tránh trú bão cho các tàu thuyền.

- Các tuyến đê trong vùng: đê tả sông Lèn; đê hữu sông Hoạt; đê tả, hữu sông Càn, đê biển có nhiệm vụ ngăn nước lũ trên các sông, ngăn sóng biển, triều cường cho khu vực trong đê.

- Công trình tránh trú bão cho người: Toàn bộ các trường học, trung tâm y tế, công sở của thị trấn Nga Sơn và 25 xã trong huyện, nhà dân đã được xây dựng một tầng mái bằng kiên cố, từ 2 tầng trở lên.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền của huyện:

+ Các xã phía Bắc kênh Hưng Long: kênh Hưng Long (trong cống Mộng Giường II) và khu vực cầu Điền Hộ.

Kênh Hưng Long từ cống Mộng Giường I đến cống Mộng Giường II là nơi neo đậu tàu tuyền tránh trú bão. Căn cứ Quyết định số 3367/QĐ-UBND, ngày 22/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy trình vận hành công trình thủy lợi cống Tứ Thôn, âu Mỹ Quan Trang, âu Báo Văn, cống Mộng Giường II. Trong đó đoạn cuối kênh Hưng Long từ cống Mộng Giường I đến cống Mộng Giường II được sử dụng để làm âu tránh trú bão cho tàu thuyền của huyện có chiều rộng B ≤ 3,2 m.

Ngoài ra các kênh phần hạ lưu cống Mộng Giường II, đã và đang được sử dụng để làm âu tránh trú bão cho tàu thuyền của huyện.

+ Các xã phía Nam kênh Hưng Long: kênh Đôi xã Nga Thạch, cống Hoàng Long I xã Nga Thủy.

Thống kê hiện trạng hệ thống đê huyện Nga Sơn.

2.6.2.          2.6.2. Hiện trạng giao thông:

- Đường bộ: Toàn huyện hiện có: 1.412,6km đường bộ bao gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã quản lý:

Quốc lộ: 01 tuyến (Quốc lộ 10) đi qua huyện với chiều dài 20,0 km;

Đường tỉnh: 04 tuyến với tổng chiều dài là 51 km;

Đường đô thị: 07 tuyến với tổng chiều dài là 8,12 km;

Đường huyện: 21 tuyến với tổng chiều dài là 120,8 km;

Đường xã quản lý: Bao gồm đường xã; đường thôn, liên thôn; đường trục chính giao thông nôị đồng;  đường ngõ xóm với tổng chiều dài là 1.212,70 km.

- Bến xe ô tô khách:

Hiện tại trên địa bàn huyện mới có 1 bến xe ô tô khách tạm thời tại thị trấn Nga Sơn;  Diện tích bến: 3.649 m2. trong đó diện tích bãi đỗ xe: 3.000 m2. Số vị trí xếp xe tối đa: 35 chỗ. Khả năng tiếp nhận xe: 8 xe/ngày.

- Đường thủy:

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến sông, kênh đi qua với tổng chiều dài 55,0 km gồm:

- Sông Hoạt (Từ ngã ba Báo Văn đến ngã ba Chính Đại, chiều dài 25,0 km và nối tiếp với kênh Yên Mô (Ninh Bình) để ra các tỉnh phía Bắc. Đặc trưng luồng lạch về mùa khô: Chiều rộng luồng B = 15 - 20 m, chiều sâu luồng h = 1,0 - 2,0 m, luồng lạch sông Hoạt tương đối ổn định. Trên sông có 2 âu thuyền gồm Âu Như Lăng và Âu Mỹ Quan Trang. Các âu này có tĩnh không cửa âu lúc khô T = 4,0m, lúc nước lớn T = 3,0m, hiện tại đạt tiêu chuẩn sông cấp 5. Khả năng khai thác vận tải trên tuyến sông hiện tại có từ 100 - 150 phương tiện thông qua (ngày cao điểm 180 - 200 phương tiện thông qua), các loại phuơng tiện có trọng tải 25 - 60 tấn.

- Sông Lèn (Từ ngã ba Báo Văn đến cửa Lạch Sung) chiều dài 15,0km. Đặc trưng luồng lạch về mùa khô: Chiều rộng luồng B = 25 - 30 m, chiều sâu luồng h = 1,5 - 2,0 m, luồng lạch sông ổn định, hiện tại đạt tiêu chuẩn sông cấp 3. Khả năng khai thác vận tải: hàng ngày có 200 - 300 phuơng tiện qua lại, phuơng tiện lớn nhất đi lại được có trọng tải 100 - 150 tấn.

- Sông Càn (Từ ngã ba Chính Đại đến cửa sông Càn) chiều dài 15,0km. Đặc trưng luồng lạch về mùa khô: Chiều rộng luồng B = 8 - 10 m, chiều sâu luồng h = 0,8 - 1,0 m, hiện tại đạt tiêu chuẩn sông cấp 6. Khả năng khai thác vận tải trên tuyến hiện nay có 50 - 60 phương tiện qua lại có trọng tải 10 - 20 tấn. Các tuyến giao thông đường thuỷ thuận tiện cho các phương tiện giao thông đường thuỷ đi qua; vận chuyển đường thuỷ có giá thành rẻ hơn, khối lượng hàng hoá nhiều hơn, nhất là các hàng hoá cồng kềnh. Tuy nhiên về mùa khô luồng lạch không ổn định nên phần nào ảnh hưởng tới các phương tiện có trọng tải lớn đi qua.

- Bến đường thuỷ nội địa:

Có 03 bến sông hiện trạng là bến sông tự nhiên, gồm:

+ Bến Báo Văn (trên sông Hoạt), xã Nga Lĩnh, có: Khả năng tiếp nhận tàu thuyền có tải trọng: 50 tấn. Khối lượng hàng hoá thông qua bến 5.000 tấn/năm;

+ Bến Mộng Dường II (trên sông Càn), xã Nga Tân, có: Khả năng tiếp nhận tàu thuyền có tải trọng: 100 tấn. Khối lượng hàng hoá thông qua bến: 10.000 tấn/năm;

+ Bến Thạch Giản (trên sông Lèn,) xã Nga Bạch, có: Khả năng tiếp nhận tàu thuyền có tải trọng: 100 tấn. Khối lượng hàng hoá thông qua bến: 5 000 tấn/năm.

Nhận xét:

Mạng lưới đường bộ trong huyện có hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh tạo thành hệ thống đường trục chính kết hợp với hệ thống đường huyện, đường xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh. Về qui mô, kết cấu mặt đường đang ở mức thấp, trừ tuyến Quốc lộ 10 mới được nâng cấp một số đoạn đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV, còn lại tất cả các tuyến đường tỉnh, đường huyện mới đạt tiêu chuẩn cấp V, cấp VI kết cấu mặt đường là láng nhựa hoặc bê tông xi măng. Hệ thống đường giao thông nông thôn do xã quản lý cơ bản là đường loại B mặt đường bê tông, cấp phối, đường đất chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70%). Hệ thống giao thông đường thủy là ưu thế của dịa phương với mạng lưới sông đa dạng. Tuy nhiên chưa được đầu tư tương ứng với vị thế hiện trạng. Hiện nay trên đạ bàn huyện chưa có hệ thống giao thông đường sắt và hàng không.

2.6.3.          2.6.3. Hiện trạng cấp điện:

a) Nguồn cấp điện:

- Nguồn cung cấp chính cho khu vực bằng lưới điện Quốc gia thông qua trạm biến áp 110kV Nga Sơn công suất S = 40 MVA.

b) Trạm biến áp:

- TBA 110kV Nga Sơn: 40MVA - 110/35/22(10)kV mới đưa vào cận hành năm 2022.

- TBA trung gian 35kV Nga Sơn: 2x4000kVA – 35/10kV.

c) Mạng lưới cấp điện:

- Lưới điện cao áp 500kV, 220kV chạy cách xa khu vực:

- Lưới điện cao áp 110kV: Có tuyến điện 110kV từ trạm 220kV Bỉm Sơn tới trạm 110kV Nga Sơn.

- Lưới điện trung áp và hạ áp:

+ Đường dây trung áp 35kV được cấp điện từ trạm biến áp 110kV Hà Trung tới trạm trung gian Nga Sơn và từ trạm 110kV Nga Sơn cho các trạm biến áp phụ tải 35/0.4kV chủ yếu sử dụng dây AC-70 đến AC-120 treo nổi không đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

+ Lưới điện hạ thế ở khu vực nghiên cứu hiện đang sử dụng chủ yếu là lưới điện nổi 0,4kV, hiện tại nhiều khu vực còn là lưới điện nông thôn, bán kính dài và tổn thất lớn.

* Nhận xét chung về hiện trạng cấp điện:

Với hệ thống cấp điện hiện có, đặc biệt là trạm 110kV Nga Sơn mới được đầu tư đảm bảo cung cấp điện an toàn cho huyện Nga Sơn trong những năm tới. Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng tăng của đối tượng dùng điện như điện sinh hoạt, điện phục vụ cho nông nghiệp địa phương, do đó cần phải từng bước cải tạo nâng cấp lưới điện trung áp hiện có về công suất và mạng lưới đường dây là để phù hợp với quy hoạch mới là rất cần thiết.

2.6.4.          2.6.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động:

a. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Trên địa bàn huỵên hạ tầng bưu chính chủ yếu do Bưu điện tỉnh đầu tư xây dựng cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng trên địa bàn 26 xã, thị trấn, với 28 điểm phục vụ bưu chính, viễn thông công cộng (trong đó: có 01 bưu cục cấp II, 03 bưu cục cấp III, 23 điểm BĐ -VH xã và 01 điểm bưu cục văn phòng VP BĐH Nga Sơn), 100% số xã có báo đọc trong ngày xuất bản, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng phục vụ cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhân dân.

Hiện tại trên địa bàn huyện chưa có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông tự động (không có người phục vụ).

Bảng HTVT 01. Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

STT

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Địa điểm xây dựng

Diện tích đất sử dụng (m2)

1

Bưu cục cấp II Nga Sơn

Tiểu khu Hưng Long, Thị trấn Nga Sơn

1.360

2

Bưu cục cấp III Hói Đào

Xóm 1, Xã Nga Thanh

570

3

Bưu cục cấp III Mai An Tiêm

Thôn Nhân Sơn, Xã Nga An

650

4

Bưu cục cấp III Nga Nhân

Thôn Đông Thành, Xã Nga Nhân

219

(Nguồn: Phòng Văn hóa – thông tin huyện)

b. Hiện trạng cột thu phát sóng thông tin di động (trạm BTS)

Hiện tại trên địa bàn huyện có 04 doanh nghiệp viễn thông đầu tư hạ tầng cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet di động gồm: Viễn thông Thanh Hóa, Chi nhánh  Viettel Thanh Hóa, Chi nhánh Mobifone Thanh Hóa, VietnamMobile tổng cộng 118 vị trí xây dựng trạm BTS sử dụng công nghệ GSM. CDMA (2G.3G,4G) trên địa bàn các xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu cung cấp các dịch vụ thông tin di động và Internet băng thông rộng.

Bảng HTVT 02. Hiện trạng cột trạm BTS

STT

Cột trạm BTS

Địa điểm lắp đặt

Ghi chú

1

Xã Nga Bạch

Xóm 9, Xã Nga Bạch, Huyện Nga Sơn

VNPT

2

Xã Nga Phượng

Thôn Đồng Đội, Xã Nga Phượng, Huyện Nga Sơn

VNPT

3

Xã Nga Phượng

Trạm VT Nga Nhân, Xã Nga Phượng, Huyện Nga Sơn

VNPT

4

Xã Nga Phượng

Gần cầu Báo Văn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn

VNPT

5

Xã Ba Đình

Trạm VT Ba Đình, Xã Ba Đình, Huyện Nga Sơn

VNPT

6

Thị trấn Nga Sơn

Thôn 7, Thị trấn Nga Sơn, Huyện Nga Sơn

VNPT

7

Thị trấn Nga Sơn

Xóm 3, Thị trấn Nga Sơn, Huyện Nga Sơn

VNPT

8

Thị trấn Nga Sơn

Trạm TTVT Nga Sơn, Thị trấn Nga Sơn, Huyện Nga Sơn

VNPT

9

Thị trấn Nga Sơn

Nghĩa Trang xã Nga Hưng, tiểu khu Yên Hạnh 1, Thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn

VNPT

10

Xã Nga Giáp

Thôn Nội 1, Xã Nga Giáp, Huyện Nga Sơn

VNPT

11

Xã Nga Tiến

BĐXH, Xóm 6 Xã Nga Tiến, Huyện Nga Sơn

VNPT

12

Xã Nga An

Xóm 8 Xã Nga An, Huyện Nga Sơn

VNPT

13

Xã Nga An

Xóm 6, Xã Nga An, Huyện Nga Sơn

VNPT

14

Xã Nga An

Xóm 10, Xã Nga An, Huyện Nga Sơn

VNPT

15

Xã Nga Thắng

Xóm 3, xã Nga Thắng, Huyện Nga Sơn

VNPT

16

Xã Nga Thắng

Thôn Tam Linh, Xã Nga Thắng, Nga Sơn, Thanh Hóa

VNPT

17

Xã Nga Thủy

Trạm VT Nga Thủy, Xã Nga Thủy, Huyện Nga Sơn

VNPT

18

Xã Nga Thạch

Xóm 1 Hậu Trạch, Xã Nga Thạch, Huyện Nga Sơn

VNPT

19

Xã Nga Thành

Xóm Hồ Nam, Xã Nga Thành, Huyện Nga Sơn

VNPT

20

Xã Nga Điền

Xóm 3, Xã Nga Điền, Huyện Nga Sơn

VNPT

21

Xã Nga Điền

Thôn 8, Xã Nga Điền, Huyện Nga Sơn

VNPT

22

Xã Nga Phú

Trạm VT Nga Phú, Xã Nga Phú, Huyện Nga Sơn

VNPT

23

Xã Nga Phú

Nhân Sơn, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn

VNPT

24

Xã Nga Tân

Trạm VT Nga Tân xã Nga Tân, Huyện Nga Sơn

VNPT

25

Xã Nga Thái

Xóm 9, Xã Nga Thái, Huyện Nga Sơn

VNPT

26

Xã Nga Thái

Trạm VT Nga Thái, xã Nga Thái, Huyện Nga Sơn

VNPT

27

Xã Nga Trường

Trạm VT xã Nga Trường, Huyện Nga Sơn

VNPT

28

Xã Nga Trường

Thôn Trung Điền, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn

VNPT

29

Xã Nga Liên

Xóm 5, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn

VNPT

30

Xã Nga Liên

Thôn 7 Xã Nga Liên, Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VNPT

31

Xã Nga Thanh

Xóm 6 Xã Nga Thanh huyện Nga Sơn

VNPT

32

Xã Nga Thanh

Bưu điện Hói Đào, Xóm 1, Xã Nga Thanh, Huyện Nga Sơn

VNPT

33

Xã Nga Hải

Trạm VT Gần UBND xã Nga Hải, Huyện Nga Sơn

VNPT

34

Xã Nga Văn

Thôn Xuân Tiến, xã Nga Văn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VNPT

35

Xã Nga Văn

Điểm Văn Hóa Xã Nga Văn, Thôn Văn Tiến, xã Nga Văn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VNPT

36

Xã Nga Yên

Xóm 1, xã Nga Yên, Huyện Nga Sơn

VNPT

37

Xã Nga Yên

Xóm 8, Xã Nga Yên, Huyện Nga Sơn

VNPT

38

Xã Nga Yên

Thôn Yên Khoái, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa

VNPT

39

Xã Nga Thiện

Xã Nga Thiện, Huyện Nga Sơn

VNPT

40

Xã Nga Trung

Thôn 2, Xã Nga Trung, Huyện Nga Sơn

VNPT

41

Xã Nga Vịnh

Thôn Tuân Đạo xã Nga Vịnh huyện Nga Sơn

VNPT

42

Xã Nga Vịnh

Thôn 9, Xã Nga Vịnh, Huyện Nga Sơn

VNPT

43

Xã Nga Phượng

KV Cầu Báo Văn, Xã Nga Phượng, Huyện Nga Sơn

VNPT

44

Thị trấn Nga Sơn

Tiểu khu Ba Đình, Thị trấn Nga Sơn, Huyện Nga Sơn

VNPT

45

Thị trấn Nga Sơn

NM May xuất khẩu Vina, Thị trấn Nga Sơn, Huyện Nga Sơn

VNPT

46

Nga Văn

Trịnh Văn Sơn, Nga Văn, Nga Sơn

VIETTEL

47

Nga Tân

Xóm 2, Nga Tân, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

48

Nga Tiến

thôn 4 Nga Tiến, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

49

Nga Trường

Xóm 06 - Nga Trường - Nga Sơn - Thanh Hóa

VIETTEL

50

Nga Liên

xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

51

Nga Sơn

Ban CHQS H. Nga Sơn, TT Nga Sơn, H. Nga Sơn

VIETTEL

52

Nga Điền

Xóm 3 Nga Điền, Nga Sơn

VIETTEL

53

Nga Thủy

thôn 7 Nga Thủy, Nga Sơn , Thanh Hóa

VIETTEL

54

Nga An

Nga An, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

55

Nga Lĩnh

Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

56

Nga Thái

Xóm 4, Xã Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

57

Nga Hải

UBND xã Nga Hải, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

58

Nga Mỹ

Nga Mỹ, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

59

Nga Thiện

Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

60

Nga Vịnh

Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hoá

VIETTEL

61

Nga Thắng

Nga Thắng, Nga Sơn, Thanh Hoá

VIETTEL

62

Nga Hưng

Xóm 2 Nga Hưng, Nga Sơn, Thanh Hoá

VIETTEL

63

Nga Thành

xóm Trung Thành, Nga thành, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

64

Nga Thạch

Nga Thạch, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

65

Nga Thanh

Nga Thuỷ, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

66

Nga Nhân

Xóm 3 Nga Nhân, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

67

Ba Đình

Ba Đình, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

68

Nga Yên

Nga Tiến, Nga Sơn

VIETTEL

69

Nga Văn

Nga Văn, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

70

Nga Phú

thôn Nhân Sơn, Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

71

Nga Điền

Nga Điền, Nga Sơn, Thanh HÓA

VIETTEL

72

Nga Giáp

Nga Yên, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

73

Nga Bạch

Nga Bạch, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

74

Nga Phú

Xóm 5, Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hoá

VIETTEL

75

Nga Yên

Nga Yên - Nga Sơn - Thanh Hóa

VIETTEL

76

Nga Hải

huyện Nga Hải, huyện Nga Sơn

VIETTEL

77

Nga Tiến

Xóm 07 - xã Nga Tiến - huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa

VIETTEL

78

Nga Hải

Xóm 05 - xã Nga Điền - huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa

VIETTEL

79

Nga Liên

Nga Liên - Nga Sơn -Thanh Hóa

VIETTEL

80

Nga Lĩnh

xã Nga Lĩnh - Nga Sơn - Thanh Hóa

VIETTEL

81

Nga Mỹ

Nga Trung - Nga Sơn - Thanh Hóa

VIETTEL

82

Nga Thắng

Nga Thắng, Nga Sơn, Thanh Hoá

VIETTEL

83

Nga Thành

UBND xã Nga An

VIETTEL

84

Nga Tân

xóm 6, Nga Tân, Nga Sơn

VIETTEL

85

Nga Vịnh

UBND xã Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa

VIETTEL

86

Nga An

Xã Nga An Nga Sơn Thanh Hóa

MOBIFONE

87

Nga An

Xóm 11, xã Nga An, Nga Sơn

MOBIFONE

88

Nga Giáp

Thôn Ngoại 3, Xã Nga Giáp, Nga Sơn

MOBIFONE

89

Nga Liên

Xóm 8, xã Nga Liên, Nga Sơn

MOBIFONE

90

Nga Lĩnh

Thôn 5 Báo Văn, xã Nga Lĩnh, Nga Sơn

MOBIFONE

91

Nga Lĩnh

Nga Lĩnh, Nga Sơn

MOBIFONE

92

Nga Mỹ

Xã Nga Mỹ, Nga Sơn

MOBIFONE

93

Nga Phú

Nga Phú, Nga Sơn

MOBIFONE

94

Nga Sơn

TT Nga Sơn, huyện Nga Sơn

MOBIFONE

95

Nga Tân

Xã Nga Tân, Nga Sơn

MOBIFONE

96

Nga Bạch

UBND xã Nga Bạch, Nga Sơn

MOBIFONE

97

Nga Thạch

Thôn 2,  Phương Phú, Nga Thạch, Ngọc Sơn

MOBIFONE

98

Nga Thái

Xóm 4, xã Nga Thái, Nga Sơn

MOBIFONE

99

Nga Thắng

Xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn

MOBIFONE

100

Nga Thanh

Xóm 3, Nga Thanh, Nga Sơn

MOBIFONE

101

Nga Thiện

Xóm 4, xã Nga Thiện, Nga Sơn

MOBIFONE

102

Nga Thủy

Đội 3, xã Nga Thủy, Nga Sơn

MOBIFONE

103

Nga Tiến

Xã Nga Tiến, Nga Sơn

MOBIFONE

104

Nga Văn

Xã Nga Văn, Nga Sơn

MOBIFONE

105

Nga Vịnh

Thôn Tuân Đạo, xã Nga Vịnh, Nga Sơn

MOBIFONE

106

Nga Yên

Trạm VT Nga Yên, huyện Nga Yên

MOBIFONE

107

Nga Điền

Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

MOBIFONE

108

Nga Trường

xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

MOBIFONE

109

Nga Văn

Thôn 6, xã Nga Văn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

MOBIFONE

110

TT. Nga Sơn

Xóm 5, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VIETNAMOBILE

111

Nga Vinh

Thôn Nghi Vịnh, xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VIETNAMOBILE

112

Nga Thai

Xóm 7, xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VIETNAMOBILE

113

Nga Giap

UBND xã Nga Giáp, Thôn Nội 1, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

VIETNAMOBILE

114

Nga An

Xóm 6 xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VIETNAMOBILE

115

Nga Thang

Thửa đất số 248, tờ bản đồ số 13 có địa chỉ tại: Thôn 8, Xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VIETNAMOBILE

116

Nga Bach

Xóm 7, xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VIETNAMOBILE

117

Nga Thuy

Thôn 4, xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VIETNAMOBILE

118

Nga Lien

Xóm 3, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

VIETNAMOBILE

(Nguồn: Phòng Văn hóa – thông tin huyện)

c. Hệ thống mạng truyền dẫn viễn thông

Hiện nay trên địa bàn huyện Nga Sơn, mạng truyền dẫn nội bộ và liên huyện bao gồm của các nhà cung cấp như Viễn thông Thanh Hóa, Viettel, FPT. Tuyến cáp quang dọc theo Quốc lộ 10 từ trạm viễn thông Thanh Hóa đấu nối vào trạm viễn thông liên huyện tại thị trấn Nga Sơn và kết nối tới trạm viễn thông huyện Hà Trung, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong vùng.

* Nhận xét chung:

Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn huyện đã đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet băng thông rộng và Truyền hình qua mạng viễn thông. Tuy nhiên một số cụm dân cư ở một số xã chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng di động (3G; 4G) chưa cao, cần phải bổ sung xây dựng các trạm thu phát sóng thông tin di động (3G; 4G) tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực dân cư mới đáp ứng cung cấp các dịch vụ Internet băng thông rộng di động tốc độ cao.

2.6.5.          2.6.5. Hiện trạng cấp nước:

a) Nguồn nước:

Trong khu vực có các nguồn nước sau: Nước mưa, nước ngầm, nước mặt (Bao gồm nước trên các sông, mạng lưới kênh tưới, tiêu). Cụ thể:

- Nước mưa: Lượng mưa trung bình 1700-1900 mm; lượng mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5-10); có 2 thời kỳ ít mưa là 5-6 và 10-11.

- Nước ngầm:

Căn cứ quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 08/09/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa v/v. phê duyệt kết quả dự án điều tra, quy hoạch khai thác nguồn nước phục vụ yêu cầu cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Thanh Hoá giai đoạn 2005-2010, định hướng đến 2020. Trong đó:

+ Vùng huyện Nga Sơn nằm trong vùng ven biển Thanh Hóa

+ Tầng chứa nước chính được nghiên cứu đánh gía gồm: Tầng chứa nước trầm tích Cambri giữa, hệ tầng Sông Mã (2sm).

Phân bố thành dải ở phía Bắc Sông Mã thuộc các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Hà Trung, Nga Sơn. Bề dày > 600mm. Đã phát hiện được một số điểm lộ nước trong tầng này. Lưu lượng các điểm lộ lúc kiệt nhất biến đổi từ 0,2 l/s đến 0,48 l/s. Tức là khi kiệt nhất vẫn thuộc loại tương đối giàu nước. Chất lượng nước: nước thuộc loại bicarbonat calci, bicarbonat calci natri, hoặc bicarbonat natri calci.

Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa (ở vùng lộ) và ở vùng phủ nơi tiếp giáp với tầng qp sẽ được tầng này cung cấp. Đây là đối tượng đáng chú ý trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa, cần phải được thăm dò tỷ mỷ để đánh giá chính xác vị trí và khả năng cấp nước.

+ Khu vực có thể khai thác nước ngầm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của từng hộ dân cư. Khả năng khai thác nguồn nước ngầm cung cấp phục vụ cho nhu cầu cấp nước tập trung của địa phương là khó khăn.

- Nước mặt (Hệ thống dông, kênh tưới, kênh tiêu):

Trong khu vực có nhiều sông là nguồn cấp nước cho khu vực: sông Lèn, sông Báo Văn, sông Hoạt, sông Càn. Đã xây dựng các công trình thủy lợi, công trình đầu mối cấp nước như các đập ngăn mặn, giữ ngọt, trạm bơm tưới, mạng lưới kênh tưới hoàn chỉnh (theo điều kiện hiện tại). Hiện tại đang XD 2 đập ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Lèn và sông Càn (dự án Kecim1).

  - Hệ thống sông ngòi chính trong khu vực:

Khu cực lập quy hoạch nằm trong vùng Bắc sông Mã. Vùng Bắc sông Mã có mạng lưới sông ngòi dày đặc thuộc hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Mã và hệ thống sông Hoạt. Các sông bên ngoài Nga Sơn: Sông lớn như sông Mã; Sông con như sông Tống, sông Lạch Trường. Các sông bên trong địa bàn: Sông lớn như Sông Lèn; sông con như sông Báo Văn, sông Hoạt, sông Càn. Đặc điểm các sông có liên quan và nằm trong khu vực lập quy hoạch như sau:

+ Sông Lèn: Là một phân lưu lớn của sông Mã, bắt đầu từ ngã ba Bông chảy qua huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc và đổ ra biển tại cửa Lạch Sung. Sông dài 39km, lòng sông quanh co uốn khúc. Về mùa lũ lượng nước chảy từ sông Mã vào sông Lèn từ 1.500-2.000m3/s (năm 1927, Q1ũ max=1.720m3/s). Mực nước về mùa lũ thường cao hơn trong đồng từ 2,5÷3,5m, nên các vùng dọc sông chỉ tiêu tranh thủ khi triều xuống hoặc có phải tiêu bằng động lực. Về mùa kiệt lưu lượng sông Mã phân sang sông Lèn khoảng 18 đến 22%. Đây là con sông cung cấp nước quan trọng cho vùng Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc và vùng lấn biển. Sông Lèn cũng bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều khá mạnh (biên độ triều tại cầu Lèn còn tới 0,4÷0,5m) nên mặn vẫn bị xâm nhập ảnh hưởng tới việc lấy nước tưới.

+ Hệ thống sông Hoạt: Hệ thống sông Hoạt có diện tích lưu vực 121 km2. Sông Bắt nguồn từ xã Thành Tâm, chảy qua huyện Hà Trung, Nga Sơn. Sông Hoạt có cửa đổ ra sông Lèn tại Báo Văn và biển Đông tại cửa Lạch Càn. Để phát triển kinh tế vùng Hà Trung-Bỉm Sơn năm 1978 Nhà Nước đã cho đầu tư xây dựng kênh Tam Điệp để cách ly 78km2 vùng đồi núi và xây dựng Âu Mỹ Quan Trang để tách lũ và ngăn mặn. Do vậy sông Hoạt trở thành một chi lưu của sông Lèn và là chi lưu cấp II của sông Mã. Hệ thống sông Hoạt bao gồm:

+ Dòng chính sông Hoạt: Sông Hoạt bắt nguồn từ dãy núi Hàng Cửa, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành chảy qua huyện Hà Trung về Tứ Thôn (là nơi giao lưu của sông Hoạt, sông Báo Văn). Chiều dài sông chính khoảng 22km. Diện tích lưu vực 121km2. Lòng sông Hoạt hẹp, nông chủ yếu là phần bãi. Cao độ đáy sông từ -0,5÷+0,0m, khoảng cách lưu không giữa hai đê khoảng 200÷300m.

Đoạn sông Hoạt đi qua phía Bắc Nga Sơn: từ ngã ba Tứ Thôn đến âu Mỹ Quan Trang.

+ Sông Báo Văn: Sông Báo Văn là đoạn sông từ ngã ba Tứ Thôn đến sông Lèn. Lòng sông đã được nạo vét từ Âu Báo Văn đến Tứ Thôn. Sông dài khoảng 9 km.

+ Sông Càn: Bắt đầu từ Mỹ Quan Trang và đổ ra biển tại cửa Càn. Đoạn từ Mỹ Quan Trang đến cầu Điền Hộ, hai bên sông núi đá không nạo vét được nên hàng năm lũ bị ứ tắc không tiêu thoát được. Do không có tác dụng tiêu về mùa lũ nên tại Mỹ Quan Trang đã xây dựng âu Mỹ Quan Trang để tách lũ núi của dãy Tam Điệp tiêu ra sông Càn không cho tràn vào nội đồng, đồng thời còn để tiêu tranh thủ khi mực nước lũ sông Càn thấp.

          Nhìn chung hệ thống sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Càn là các trục sông nội đồng chính của vùng Hà Trung, Nga Sơn. Ngoài ra còn có vài con sông nhỏ như sông Chiếu Bạch, sông Hưng Long.

 + Sông Hưng Long: bắt đầu từ cống Tứ Thôn, điểm cuối là cống Mộng Giường II. Là một trong các trục tiêu chính của huyện Nga Sơn. Cao độ đáy sông -0,8 đến -2m (tại Tứ Thôn và cống Mộng Giường). Lòng sông rộng khoảng 10÷15m, khoảng cách giữa 2 bờ là 40m. Kênh này chạy qua vùng cát nên hay bị sạt lở, hiện nay đang được nạo vét và cứng hoá một phần.

b) Hiện trạng cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp:

Việc cung cấp nước sạch trong huyện được các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư XD, năm 2013 XD NMN tại xã Nga Yên cấp nước cho thị trấn Nga Sơn và 8 xã phụ cận. Đến năm 2023 trên địa bàn có thêm 02 nhà máy nước đi vào khai thác, vận hành. Gồm nhà máy nước sạch Bắc Nga Sơn tại xã Nga Thiện, nhà máy nước sạch Nam Nga Sơn tại xã Nga Thắng.

Nhân dân trong vùng hiện tại sử dụng 2 loại hình cấp nước: sử dụng nước từ các nhà máy cấp nước tập trung; sử dụng nước từ thiên nhiên(nước ngầm, nước thủy nông), tự khai thác, xử lý cục bộ(mua các máy lọc nước công suất nhỏ hiện bán rất nhiều trên thị trường) phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

* Toàn huyện Nga Sơn 03 Nhà máy nước:

- Nhà máy nước Nga Yên. Vị trí xây dựng tại xã Nga Yên. Cấp cho 9 xã, thị trấn vùng giữa huyện bao gồm: 9 xã: Nga Liên, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thanh, Nga Yên, Nga Văn, TT Nga Sơn (sáp nhập 2 xã Nga Hưng, Nga Mỹ vào TT Nga Sơn). Hiện tại NMN Nga Yên đang cấp nước cho xã Nga Trường.

+ Nguồn nước thô cấp cho nhà máy lấy từ sông Hoạt, vị trí khai thác thôn 8, xã Nga Vịnh.

+ Công suất thiết kế 7.000 m3/ ngđ. Hiện tại công suất vận hành 5.250 m3/ ngđ. Cấp nước cho 13.396 hộ dân cư, cơ quan: 83 hộ, 33 cơ sở sản xuất.

+ Cấp nước công nghiệp: cụm công nghiệp liên xã, tại thị trấn Nga Sơn được cấp nước từ NMN Nga Yên.

- Nhà máy nước Nga Thiện. (NMN sạch Bắc Nga Sơn tại xã Nga Thiện). Địa điểm xã Nga Thiện. Cấp nước cho 8 xã: Nga Thiện, Nga Giáp, Nga Hải, Nga An, Nga Thành, Nga Phú, Nga Thái, Nga Điền.

+ Nguồn nước thô cấp cho NMN: sông Hoạt. Vị trí khai thác nguồn nước thôn Tri Thiện 3, xã Nga Thiện.

+ Năm đưa vào khai thác vận hành: Tháng 04/2023

+ Công suất thiết kế: 10.000 m3/ngđ (13.000 hộ); Hiện tại vận hành 1.500 m3/ ngđ; Tổng số hộ dân cư dùng nước hiện tại 3.452 hộ; cơ quan: 30 hộ.

- Nhà máy nước Nga Thắng. (NMN sạch Nam Nga Sơn tại xã Nga Thắng).Địa điểm thôn Trung Cự, Nga Thắng. Cấp nước cho 6 xã vùng biển huyện Nga Sơn là Nga Thắng, Nga Phượng, Nga Thạch, Nga Bạch, Nga Trung, Nga Thủy và 2 xã huyện Hậu Lộc là Quang Lộc, Liên Lộc.

+ Nguồn nước thô cấp cho NMN: Sông Hoạt (sông Báo Văn). Vị trí khai thác nguồn nước thôn Trung Cự, xã Nga Thắng.

+ Công suất thiết kế: 9.800 m3/ ngđ; Hiện tại vận hành 650 m3/ ngđ. Tổng số hộ dân cư dùng nước: 2.267 hộ, cơ quan: 20 hộ. Trong đó: cấp nước cho 6 xã huyện Nga Sơn là 1.255 hộ; cấp nước cho 2 xã huyện Hậu Lộc là 1.012 hộ. Hiện tại NMN còn cấp nước cho xã Ba Đình là 151 hộ.

- Nhà máy nước Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn: Địa điểm XD Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Hiện tại NMN Bỉm Sơn đang cấp nước cho 2 xã huyện Nga Sơn: Nga Vịnh, Ba Đình. Số hộ dùng nước: 1.786 hộ (trong đó Ba Đình: 819 hộ; Nga Vịnh: 967 hộ)

+ Công suất thiết kế: 3.000 m3/ ngđ.

+ Nguồn nước thô cấp cho NMN: Nước ngầm. Vị trí khai thác tại phường Ba Đình.

- Sử dụng nước từ thiên nhiên: Kết hợp nước mưa với nước ngầm và nước từ kênh thủy lợi. Tỷ lệ sử dụng nước thiên nhiên là 51%.

+ Nhiều hộ gia đình sử dụng nước mưa cho ăn, uống sinh hoạt. XD các bể chứa nước mưa 5-20 m3.

+ Vẫn còn nhiều hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt. Chiều sâu giếng khoan 70 - 100m. Chất lượng nước đa phần là không màu, không mùi, không vị. Có một số vị trí giếng khoan khi bơm lên bể chứa, nước trong bể để 1-2 ngày đáy bể có cặn màu nâu, có thể là hợp chất của sắt. Khi đun sôi, để nguội tại đáy phích, đáy ấm bị đóng cặn có thể là nước cứng.

- Sử dụng nước từ các nhà máy cấp nước tập trung.

+ Huyện Nga Sơn: Đến tháng 5/2023, trong toàn huyện, tổng số hộ dân cư là 40.586 hộ, số hộ sử dụng nước từ nhà máy nước là 19.899 hộ, đạt tỷ lệ 49,0% số hộ dân cư trong toàn huyện. Trong đó có 2.067 hộ đã đăng ký nhưng chưa lắp đặt.

+ 2 xã Huyện Hậu Lộc: Đến tháng 5/2023, trong 2 xã Quang Lộc, Liên Lộc (Trừ thôn 5 – Được cấp nước từ NMN Hậu Lộc), tổng số hộ dân cư là 2.019 hộ, số hộ sử dụng nước từ nhà máy nước là 1.012 hộ, đạt tỷ lệ 50,2%.

Đến tháng 5/2023: các NMN trong huyện Nga Sơn đã cấp nước cho huyện Nga Sơn và 2 xã huyện Hậu Lộc là Quang Lộc, Liên Lộc (Trừ thôn 5), tổng số hộ dân cư là 42.605 hộ, số hộ sử dụng nước từ nhà máy nước là 20.901 hộ, đạt tỷ lệ 49 %.

Bảng HTCN 1. Số lượng hộ dân được dùng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung

(Tính đến thời điểm 30/5/2023)

TT

Đơn vị

Tổng số hộ dân

Tổng số hộ đăng ký đấu nối

Đạt tỷ lệ %

Nhà máy nước

NMN Nga Yên

NMN Nga Thiện

NMN Nga Thắng

NMN Đông Sơn,
TX Bỉm Sơn

Tổng

I

Nga Sơn

40,586

19,889

49.00

13,396

3,452

1,255

1,786

19,889

1

Thị Trấn

3,566

3,525

98.85

3,525

 

 

 

 

2

Nga Văn

1,584

1,417

89.46

1,417

 

 

 

 

3

Nga Trường

1,230

1,120

91.06

1,120

 

 

 

 

4

Nga Liên

2,316

1,921

82.94

1,921

 

 

 

 

5

Nga Tiến

1,387

1,240

89.40

1,240

 

 

 

 

6

Nga Thanh

1,662

1,126

67.75

1,126

 

 

 

 

7

Nga Yên

1,362

1,624

119.24

1,624

 

 

 

 

8

Nga Tân

1,770

1,423

80.40

1,423

 

 

 

 

9

Nga Thái

1,847

820

44.40

 

820

 

 

 

10

Nga Điền

1,961

471

24.02

 

471

 

 

 

11

Nga Phú

1,737

557

32.07

 

557

 

 

 

12

Nga An

2,190

363

16.58

 

363

 

 

 

13

Nga Thành

1,094

98

8.96

 

98

 

 

 

14

Nga Giáp

1,504

172

11.44

 

172

 

 

 

15

Nga Hải

1,516

538

35.49

 

538

 

 

 

16

Nga Thiện

1,231

433

35.17

 

433

 

 

 

17

Nga Trung

1,134

69

6.08

 

 

69

 

 

18

Nga Thủy

1,713

127

7.41

 

 

127

 

 

19

Nga Thạch

1,447

204

14.10

 

 

204

 

 

20

Nga Bạch

2,021

16

0.79

 

 

16

 

 

21

Nga Phượng

2,508

315

12.56

 

 

315

 

 

22

Ba Đình

1,430

970

67.83

 

 

151

819

 

23

Nga Vịnh

1,255

967

77.05

 

 

 

967

 

24

Nga Thắng

1,121

373

33.27

0

0

373

 

 

II

Hậu Lộc

2,019

1,012

50.12

 

 

1,012

 

1,012

25

Quang Lộc

1,078

444

41.19

 

 

444

 

 

26

Liên Lộc (trừ thôn 5)

941

568

60.36

 

 

568

 

 

 

Tổng

42,605

20,901

0.49

 

 

2,267

 

20,901

(Nguồn: UBND huyện Nga Sơn và NMN Nga Thắng). Thôn 5 xã Liên Lộc do NMN Hậu Lộc cấp.

- Hàng năm UBND tỉnh công bố kết quả Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn trên địa bàn, đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt nông thôn nhằm mục đích theo dõi, đánh giá các kết quả đạt được so với mục tiêu của CTMTQG Nước sạch và VSMT nông thôn.

Căn cứ quyết định số 834/QĐ-UBND, ngày 14/03/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa v/v công bố kết quả Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn năm 2022, tỉnh Thanh Hóa. Trong đó Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Nga Sơn năm 2022.

Bảng HTCN 2. Bảng chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2022.

TT

Nội dung

Sử dụng công trình cấp nước tập trung

Sử dụng công trình cấp nước nhỏ lẻ

Tổng

(%)

 

Toàn huyện: 36.908 hộ

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

1

Hộ gia đình sử dụng nước sạch

12.235

33,1

12.003

32,5

65,7

2

Hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh

12.235

33,1

24.032

65,1

98,3

3

Hộ nghèo: 815 hộ

256

31,4

559

68,6

100

2.6.6.          2.6.6. Hiện trạng thoát nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chủ yếu được xử lý qua bể tự hoại.

+ Nước thải trong các khu dân cư: Trong khu vực lập quy hoạch có thị trấn Nga Sơn, dự án các khu dân cư (xóm 1- 6 xã Nga Tân), khu du lịch xây dựng mới đã xây dựng được các tuyến cống mương thoát nước. Các xã còn lại chủ yếu thoát nước tự chảy xuống các mương tiêu, ao, hồ, sông. Song toàn bộ hệ thống thoát nước đều là thoát chung.

+ Nước thải trong các công trình công cộng: đã xây dựng hệ thống thoát nước trong khuôn viên khu đất.

+ Trên tuyến Quốc lộ 10, đường tỉnh 524 và một số tuyến đã xây dựng tuyến cống B50-120cm.

- Nước thải sản xuất công nghiệp: Chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho cụm công nghiệp. Trong các cụm công nghiệp, một số cơ sở đã xử lý cục bộ.

+  Nhà máy May Winners Vina Nga Sơn có khu xử lý nước thải cục bộ công suất q max=630 m3/ng.đ.

+ C.ty TNHH Quốc tế Kam Fung Việt Nam, NM SX, lắp ráp đồ chơi có khu xử lý nước thải cục bộ công suất q max=60 m3/ng.đ.

 - Nước thải y tế: Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế, có khu xử lý nước thải cục bộ công suất 210 m3/ng.đ.

2.6.7.          2.6.7. Hiện trạng chất thải rắn:

Chất thải rắn sinh hoạt: Hiện tại trong địa bàn có 1 bãi rác thải cũ và một khu xử lý rác thải được xây dựng năm 2017 đến nay đã đưa vào khai thác sử dụng.

- Bãi rác thải cũ: Xã Nga Giáp có 1 bãi rác. Vị trí bãi rác tại núi Tai Voi, phía Bắc xã Nga Giáp.

- Khu xử lý rác thải: Hiện tại chất thải rắn của huyện Nga Sơn được thu gom, vận chuyểnxử lý tại khu xử lý có vị trí tại khu giáp ranh 2 xã Nga Văn (phía Nam thôn Văn Lâm) và Nga Phượng (phía Bắc thôn Vị Mỹ).

Trạm xử lý chất thải huyện Nga Sơn có tổng diện tích 2,22 ha, được xây dựng trên địa bàn 2 xã Nga Văn và Nga Phượng với tổng mức đầu tư hơn 7 tỷ đồng, được bàn giao cho Công ty TNHH Vệ sinh môi trường Nga Sơn quản lý, vận hành. Trạm hoạt động từ năm 2017, bao gồm 4 lò đốt rác được đầu tư lần lượt năm 2017, 2019 với công suất xử lý 6,4 tấn/giờ thời tiết nắng nóng; UBND huyện Nga Sơn hỗ trợ 1 lò đốt, số còn lại công ty tự bỏ vốn ra xây dựng.

Công nghệ xử lý rác là phân loại rác và đốt (phân loại thành 4 loại rác). Công suất của 4 lò đốt đã giải quyết được triệt để lượng rác thải hàng ngày. Lượng rác thải khoảng 90-110 tấn rác/ngày (thời kỳ cao điểm phải hơn 160 tấn/ngày). Do tăng gấp 2 lần số lò đốt (nâng công suất gấp 2 lần), cùng với việc phân loại rác và phơi khô trước khi đem đốt, dẫn đến lượng rác thải vận chuyển về được xử lý hết. Cho nên hiện tại không còn tình trạng quá tải, số rác ùn ứ trước đây trong khuôn viên trạm xử lý đã được xử lý hết.

+ Tại nhiều xã, một lượng lớn rác được đổ ngay ven đường, đổ trực tiếp xuống ao, hồ hay ruộng lúa. Theo quy hoạch nông thôn mới, mỗi xã đều có một vị trí tập trung CTR. CTR sinh hoạt sẽ được thu gom và tập trung về vị trí này.

Hình ảnh lò đốt rác của khu vực

Chất thải rắn công nghiệp: Việc thu gom vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp trên địa bàn huyện đang thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tự ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động.

Chất thải rắn y tế: Theo thống kê các cơ sở y tế trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, hiện mỗi Huyện đều đã có bệnh viện cấp Huyện. Bệnh viện của huyện Nga Sơn với quy mô khoảng 150 giường, CTR y tế đều được thu gom thực hiện phân loại CTR thông thường và CTR nguy hại riêng biệt tuy nhiên công tác phân loại CTR tại nguồn lại chưa được chú trọng. Hiện tại CTR thông thường vẫn được thu gom tập trung sau đó thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp tập trung của huyện.

* Nhận xét:

- Chất thải rắn trong huyện đã được thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Vị trí khu xử lý rác thải nằm gần khu dân cư và ngay giữa lòng khu vực lập quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường khu vực và vùng phụ cận.

2.6.8.          2.6.8. Hiện trạng ngĩa trang

Trên toàn huyện huyện nay có 24 xã, thị trấn với tổng số 77 nghĩa địa, tổng diện tích 240,2 ha; trung bình mỗi thôn có một nghĩa địa, đặc biệt có xã có nhiều nghĩa địa Nga Hải 09; Nga Phú 08; Nga An 07....  Hầu hết các nghĩa địa xây dựng đã rất lâu, tự phát, chưa được quy hoạch, không có ranh giới phân định rõ đất nghĩa địa và đất nông nghiệp, không có nhà tiếp linh, không có hệ thống thoát nước, mặt bằng nghĩa địa không đồng nhất do việc đào đắp khi táng, không có đường nội bộ, để cỏ mọc cao, việc chăn thả trâu bò diễn ra trong hầu hết các nghĩa địa. Nhiều nghĩa địa nằm sát khu dân cư, gần nguồn nước sinh hoạt của dân đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân.

Công tác vệ sinh môi trường tại nghĩa địa chưa được quan tâm, nhiều gia đình sau khi tiến hành cải táng, đồ cải táng vứt bừa bãi tại nghĩa địa làm ảnh hưởng đến mỹ quan, mất an toàn và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Các nghĩa trang chủ yếu bằng hình thức: lần 1 hung táng; lần 2 chuyển qua cát táng.

* Nhận xét:

- Hầu hết các nghĩa địa xây dựng đã rất lâu, tự phát, chưa được quy hoạch. Không đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực và các vùng phụ cận.

- Công tác vệ sinh môi trường tại một số nghĩa địa chưa được quan tâm.

- Các công trình tiêu thoát nước trong và ngoài nghĩa địa phần nhiều chưa được đầu tư XD.

- Huyện chưa có khu nghĩa trang tập trung của huyện và của các đô thị. Tại các xã nghĩa trang nằm rải rác theo phong tục tập quán của làng xóm hiện hữu, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.7.            2.7. Hiện trạng tài nguyên và môi trường

2.7.1.     2.7.1. Hiện trạng môi trường

Nga Sơn là huyện ven biển, có núi, có sông, bờ biển bao bọc đã tạo nên cảnh quan hấp dẫn; phía Tây Bắc với những dãy núi đá tạo thành các hang động kỳ thú như động Từ Thức, hang động ở núi Mai An Tiêm (Nga Phú), núi đá xen lẫn núi đất, có thể trồng cây lâm nghiệp, tạo thành cảnh quan hài hoà của núi, sông, rừng, biển. Cảnh quan thiên nhiên ở đây gắn liền với con người sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống như chiếu cói, thảm đay. Môi trường sinh thái ở một số xã, thị trấn có sự tác động của các chất thải, bãi thải trong khu dân cư. Một số các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở khai thác đá chưa có cam kết bảo vệ môi trường nên làm ảnh hưởng tới không khí  gần khu sản xuất. Trong thời gian tới khi đô thị hoá, công nghiệp hoá cũng phải chú ý để hạn chế những tác hại, ảnh hưởng đến môi trường.

2.7.2.     2.7.2. Thực trạng biến đổi khí hậu khu vực Nga Sơn

Năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu nêu lên sự biến đổi trong thế kỷ 21 của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, mùa và nhiệt độ cực trị), lượng mưa (mưa năm, mưa trong các mùa hoàn lưu, mùa khô, mùa mưa, mưa cực trị), nước biển dâng và nguy cơ ngập và một số hiện tượng khí hậu cực đoan (bão và áp thấp nhiệt đới, số ngày rét đậm, rét hại, số ngày nắng nóng và hạn hán).

Nga Sơn là huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa, hằng năm phải chịu không ít các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nước biển dâng làm tăng nguy cơ ngập lụt, xâm nhập mặn và xói lở cho tài nguyên đất khu vực ven biển đối với Nga Sơn là khu vực ven biển có những nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Xây dựng hành lang, khu vực kinh tế ven biển và quy hoạch các ngành nghề có tính tới các kịch bản và nguy cơ có thể xảy ra do BĐKH;

- Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, các khu trú, tránh trú bão cho tàu thuyền trong tỉnh theo hướng đáp ứng các quy định của Luật Thủy sản;

- Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống đê, kè ven sông, ven biển; bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn đảm bảo an toàn dân cư và sản xuất, các cơ sở hạ tầng khu vực.

Đối với các lưu vực sông trên vùng nghiên cứu trên địa bàn huyện Nga Sơn hiện nay chưa có một nghiên cứu, dự báo riêng nào về BĐKH-NBD. Vì vậy trong quy hoạch này sẽ sử dụng kịch bản BĐKH-NBD theo kịch bản B2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với vùng Bắc Trung bộ; sử dụng tài liệu thực đo của các trạm trên các lưu vực sông trong vùng nghiên cứu làm cơ sở cho tính toán và dự báo cho tương lai. Nội dung của kịch bản B2 đối với khu vực Bắc Trung bộ như sau:

a. Về nước biển dâng

Nga Sơn có khoảng 6 km, có các cửa lạch: Lạch Càn, Lạch Sung vì vậy những khu vực ven biển chịu tác động của hiện tượng nước biển dâng gồm các xã ven biển có độ cao trung bình là 3-6 m, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây tác động tiêu cực đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển. Tất cả những vấn đề trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng.

Nguy cơ ngập đối với huyện Nga Sơn, nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 1,14% diện tích của tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị ngập, trong đó huyện Nga Sơn (15,77% diện tích).

Quận/Huyện

Diện tích (ha)

Tỉ lệ ngập (%) ứng với các mực nước biển dâng

50cm

60cm

70cm

80cm

90cm

100cm

Nga Sơn

14841

5,23

6,08

7,14

8,58

11,14

15,77

 Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường (2020)

b. Về nhiệt độ:

Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm trên cả nước có mức tăng phổ biến từ 1,2 ÷ 1,7°C, trong đó, ở phía Bắc phổ biến từ 1,6 ÷ 1,7°C, ở phía Nam phổ biến từ 1,2 ÷ 1,3°C. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tăng từ 1,6 ÷ 2,4°C, trong đó, ở phía Bắc tăng phổ biến trên 2,0°C, ở phía Nam tăng phổ biến dưới 1,8°C, tăng ít nhất ở một phần diện tích ở cực Nam Trung Bộ, Nam Bộ và các trạm đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020).

Theo kịch bản RCP8.5, trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên cả nước với mức tăng ở phía Bắc cao hơn phía Nam. Vào giữa thế kỷ, nhiệt độ tăng phổ biến từ 1,7 ÷ 2,3°C, trong đó, khu vực phía Bắc tăng phổ biến trên 2,0°C, phía Nam có mức tăng dưới 2,0°C. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tăng phổ biến từ 3,2 ÷ 4,2°C trong đó phía Bắc tăng phổ biến từ 3,8 ÷ 4,2°C, phía Nam phổ biến từ 3,2 ÷ 3,5°C (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020).

Bảng MT 1. Mức biến đổi trung bình nhiệt độ trung bình năm

theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tại tỉnh Thanh Hóa

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình

với cận dưới 10% và cận trên 90%)

STT

Mùa

Kịch bản RCP4.5

Kịch bản RCP8.5

2046-2065

2080-2099

2046-2065

2080-2099

1

Mùa đông

1,4 ( 0,9 ÷ 2,1)

1,9 ( 1,1 ÷ 3,0)

2,0 ( 1,3 ÷ 2,8)

3,4 ( 2,2 ÷ 4,8)

2

Mùa xuân

1,6 ( 0,8 ÷ 2,3)

2,2 ( 1,2 ÷ 3,4)

2,1 ( 1,2 ÷ 3,1)

3,7 ( 2,5 ÷ 5,0)

3

Mùa hè

1,8 ( 1,0 ÷ 2,7)

2,4 ( 1,5 ÷ 3,5)

2,3 ( 1,6 ÷ 3,4)

4,4 ( 3,2 ÷ 5,9)

4

Mùa thu

1,6 ( 1,0 ÷ 2,4)

2,0 ( 1,3 ÷ 3,0)

2,1 ( 1,4 ÷ 3,1)

3,9 ( 2,8 ÷ 5,4)

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020)

Bảng trên cung cấp thông tin về mức biến đổi trung bình nhiệt độ theo hai kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tại tỉnh Thanh Hóa, cho các mùa và hai khoảng thời gian: 2046-2065 và 2080-2099. Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình, với cận dưới 10% và cận trên 90%.

Để phân tích bảng trên, ta có thể nhận thấy các giá trị nhiệt độ trung bình tăng theo hai kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, và mức tăng này khác nhau theo từng mùa và khoảng thời gian khác nhau. Dưới đây là một số điểm chính trong bảng:

- Mùa đông: Trong kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình tăng từ 1,4 độ C (khoảng từ 0,9 đến 2,1 độ C) trong giai đoạn 2046-2065 lên 1,9 độ C (khoảng từ 1,1 đến 3,0 độ C) trong giai đoạn 2080-2099. Trong kịch bản RCP8.5, tăng từ 2,0 độ C (khoảng từ 1,3 đến 2,8 độ C) lên 3,4 độ C (khoảng từ 2,2 đến 4,8 độ C).

- Mùa xuân: Tương tự như mùa đông, nhiệt độ trung bình tăng trong cả hai kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Trong giai đoạn 2046-2065, nhiệt độ tăng từ 1,6 độ C (khoảng từ 0,8 đến 2,3 độ C) trong kịch bản RCP4.5 lên 2,2 độ C (khoảng từ 1,2 đến 3,4 độ C) trong kịch bản RCP8.5. Trong giai đoạn 2080-2099, nhiệt độ tăng lên 2,1 độ C (khoảng từ 1,2 đến 3,1 độ C) trong kịch bản RCP4.5 và 3,7 độ C (khoảng từ 2,5 đến 5,0 độ C) trong kịch bản RCP8.5.

- Mùa hè: Nhiệt độ trung bình tăng nhanh nhất trong mùa hè. Trong kịch bản RCP4.5, tăng từ 1,8 độ C (khoảng từ 1,0 đến 2,7 độ C) trong giai đoạn 2046-2065 lên 2,4 độ C (khoảng từ 1,5 đến 3,5 độ C) trong giai đoạn 2080-2099. Trong kịch bản RCP8.5, nhiệt độ tăng từ 2,3 độ C (khoảng từ 1,6 đến 3,4 độ C) lên 4,4 độ C (khoảng từ 3,2 đến 5,9 độ C).

- Mùa thu: Tương tự như mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ trung bình cũng tăng trong cả hai kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Trong giai đoạn 2046-2065, nhiệt độ tăng từ 1,6 độ C (khoảng từ 1,0 đến 2,4 độ C) trong kịch bản RCP4.5 lên 2,0 độ C (khoảng từ 1,3 đến 3,0 độ C) trong kịch bản RCP8.5. Trong giai đoạn 2080-2099, nhiệt độ tăng lên 2,1 độ C (khoảng từ 1,4 đến 3,1 độ C) trong kịch bản RCP4.5 và 3,9 độ C (khoảng từ 2,8 đến 5,4 độ C) trong kịch bản RCP8.5.

Tổng quan, bảng trình bày mức biến đổi trung bình nhiệt độ theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 cho thấy xu hướng tăng nhiệt độ trong tương lai tại tỉnh Thanh Hóa. Các con số được cung cấp trong bảng cho thấy rằng kịch bản RCP8.5 có xu hướng tăng nhiệt độ cao hơn so với kịch bản RCP4.5 trong cả bốn mùa và cả hai khoảng thời gian.

Hình MT1: Kịch bản biến đổi nhiệt độ trung bình năm ở khu vực Bắc Trung Bộ

c. Về lượng mưa:

Theo kịch bản RCP4.5, trong thế kỷ 21, lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước với mức tăng phổ biến 10 ÷ 15% vào giữa thế kỷ và 10 ÷ 20% vào cuối thế kỷ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020).

Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm có xu thế tăng phổ biến từ 10 ÷ 15% trên hầu hết cả nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020)

Bảng MT 2. Mức biến đổi trung bình của lượng mưa năm (%)

theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tại tỉnh Thanh Hóa

 (Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình

với cận dưới 20% và cận trên 80%)

STT

Mùa

Kịch bản RCP4.5

Kịch bản RCP8.5

2046-2065

2080-2099

2046-2065

2080-2099

1

Mùa đông

8,8 (-3,6 ÷ 21,8)

4,0 (-12,8 ÷ 18,9)

14,7 (-5,8 ÷ 32,8)

13,7 (-2,1 ÷ 28,2)

2

Mùa xuân

2,9 (-12,4 ÷ 19,9)

20,9 (6,3 ÷ 34,6)

1,3 (-8,6 ÷ 14,0)

-5,6 (-17,8 ÷ 12,7)

3

Mùa hè

12,4 (4,3 ÷ 21,0)

12,1 (-0,3 ÷ 25,9)

16,7 (5,4 ÷ 27,2)

27,6 (13,6 ÷ 40,3)

4

Mùa thu

21,7 (-4,2 ÷ 45,3)

21,0 (-11,3 ÷ 54,5)

22,7 (-1,3 ÷ 46,0

23,3 (-14,1 ÷ 49,3)

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020)

Dựa trên bảng số liệu về mức biến đổi trung bình của lượng mưa năm (%) theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tại tỉnh Thanh Hóa, chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

* Mùa đông:

- Kịch bản RCP4.5: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa đông từ năm 2046 đến 2065 là 8,8%. Khoảng biến đổi nằm trong khoảng từ -3,6% đến 21,8%.

- Kịch bản RCP8.5: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa đông từ năm 2046 đến 2065 là 14,7%. Khoảng biến đổi nằm trong khoảng từ -5,8% đến 32,8%.

- Kịch bản RCP4.5 cho thấy mức biến đổi nhỏ hơn so với kịch bản RCP8.5 trong cả hai giai đoạn thời gian.

* Mùa xuân:

- Kịch bản RCP4.5: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa xuân từ năm 2046 đến 2065 là 2,9%. Khoảng biến đổi nằm trong khoảng từ -12,4% đến 19,9%.

- Kịch bản RCP8.5: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa xuân từ năm 2046 đến 2065 là 1,3%. Khoảng biến đổi nằm trong khoảng từ -8,6% đến 14,0%.

- Tuy kịch bản RCP8.5 cho thấy mức biến đổi trung bình của lượng mưa tích cực hơn so với kịch bản RCP4.5 trong giai đoạn 2046-2065, nhưng khoảng biến đổi của nó cũng lớn hơn.

*Mùa hè:

- Kịch bản RCP4.5: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa hè từ năm 2046 đến 2065 là 12,4%. Khoảng biến đổi nằm trong khoảng từ 4,3% đến 21,0%.

- Kịch bản RCP8.5: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa hè từ năm 2046 đến 2065 là 16,7%. Khoảng biến đổi nằm trong khoảng từ 5,4% đến 27,2%.

- Kịch bản RCP8.5 cho thấy mức biến đổi trung bình của lượng mưa cao hơn so với kịch bản RCP4.5 trong giai đoạn 2046-2065, và cũng có khoảng biến đổi lớn hơn.

* Mùa thu:

- Kịch bản RCP4.5: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa thu từ năm 2046 đến 2065 là 21,7%. Khoảng biến đổi nằm trong khoảng từ -4,2% đến 45,3%.

- Kịch bản RCP8.5: Mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa thu từ năm 2046 đến 2065 là 22,7%. Khoảng biến đổi nằm trong khoảng từ -1,3% đến 46,0%.

Cả hai kịch bản đều cho thấy mức biến đổi trung bình của lượng mưa trong mùa thu là tương đối cao và có khoảng biến đổi lớn.

Tổng quan, dựa trên bảng số liệu, có thể nhận thấy rằng cả kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đều dự báo sự biến đổi trong mức lượng mưa tại tỉnh Thanh Hóa trong các mùa khác nhau. Một số mùa có mức biến đổi trung bình cao hơn và khoảng biến đổi lớn hơn trong kịch bản RCP8.5, cho thấy tình huống biến đổi khí hậu có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai.

2.8.            2.8. Đánh giá tổng quát về hiện trạng

a) Thuận lợi, cơ hội:

-         Có lợi thế về vị trí và các mối quan hệ liên vùng để phát triển: là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh, nằm gần thành phố Thanh Hóa và các đô thị Hà Trung, Bỉm Sơn, là 01 trong 06 địa phương ven biển của tỉnh, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng.

-         Hệ thống kết cấu hạ tầng khá đa dạng: QL10 và TL508,527,524, hệ thống giao thông thủy…kết nối thuận lợi với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

-         Là huyện đồng bằng ven biển, Nga Sơn có điều kiện phát triển các ngành kinh tế tổng hợp CN, DLDV, nông nghiệp CNC, các ngành kinh tế biển

-         Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào (62,6% dân số trong độ tuổi lao động).

-         Có cơ hội phát triển và thu hút các nguồn lực, vốn, KHCN… cùng với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa;

-         Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng được đầu tư nâng cấp, là điều kiện để Nga Sơn tăng cường giao thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

b) Khó khăn, thách thức:

-         Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp so với các địa phương trong tỉnh, chưa có sức cạnh tranh.

-         Chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế, đầu tư cho các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực còn hạn chế.

-         Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, chưa đủ sức để thu hút các nhà đầu tư, hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn còn rất nhiều khó khăn.

-         Mật độ dân số cao, gấp 2,8 lần mật độ dân số TB của tỉnh;

-         Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực kỹ thuật còn có hạn;

- Khó khăn khi cạnh tranh thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và tiêu thụ hàng hoá do nền kinh tế còn hạn chế so với mặt bằng chung các địa phương trong và ngoài tỉnh;

- Vấn đề cần giải quyết giữa tăng trưởng và phát triển bền vững; giữa đô thị hóa và bảo toàn quỹ đất SX nông nghiệp, giữa phát triển kinh tế với khai thác tài nguyên, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…

2.9.            2.9. Đánh giá công tác quản lý thực hiện các quy hoạch, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

2.9.1.     2.9.1. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị:

a) Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn:

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 11/05/2020.

b) Quy hoạch chung xây dựng xã:

Toàn huyện đã được lập quy hoạch chung xây dựng xã.

c) Quy hoạch chung đô thị:

- Quy hoạch chung thị trấn Nga Sơn: Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Nga Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa duyệt tại Quyết định số 4285/QĐ-UBND ngày 05/12/2022.

 - Quy hoạch chung đô thị Hói Đào: Hiện đang triển khai lập quy hoạch.

2.9.2.     2.9.2. Quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn:

- Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Nga Sơn được  UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 28/9/2021.

- Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Nga Sơn được  UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 2600/QĐ-UBND ngày 20/7/2023.

2.9.3.     2.9.3. Các dự án triển khai trên địa bàn:

a) Các dự án hạ tầng - xã hội:

- Dự án Cải tạo, nâng cấp sân cơ quan UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Dự án Cải tạo bảo trì trung tâm hội nghị huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khu căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, xã Ba Đình, huyện Nga Sơn.

- Dự án Xây dựng Đền thờ các Thủ lĩnh và Nghĩa quân Ba Đình, huyện Nga Sơn, tình Thanh Hóa. Hạng mục: nhà vệ sinh.

- Dự án Xây dựng biển chỉ dẫn khu di tích Mai An Tiêm và Động Từ thức, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Dự án cải tạo các công trình giáo dục

b) Các dự án hạ tầng kỹ thuật:

- Dự án đường từ khu Công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển thuộc địa bàn huyện Nga Sơn có chiều dài hơn 18,8km, trong đó có hơn 2,3km trùng với tuyến đường bộ ven biển, còn khoảng 16,5km xây mới, với tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp hơn 564 tỷ đồng, giá trị thực hiện ước đạt gần 154 tỷ đồng.

- Dự án nắn tuyến đê tả sông Càn xã Nga Điền.

- Dự án đáp đập tạm sông Càn năm 2020 tại thượng lưu cầu Điền Hộ xã Nga Điền, (NS huyện).

- Dự án kiên cố hóa kênh Hưng Long  đoạn từ chợ huyện đi trạm bơm Nga Hưng 2 (nay là Thị Trấn).

- Dự án tu bổ sửa chữa đê sông Hoạt đoạn từ K33+733 - K36+233.

- Dự án Nâng cấp, cải tạo đường giao thông Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Hạng mục: GPMB hệ thống nước sạch và di chuyển đường điện hạ thế (TMĐT 1,606 trđ) NS huyện 756.

- Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước thải cụm công nghiệp liên xã thị trấn Nga Sơn.

(Cụ thể các hạng mục dự án theo Phụ lục kèm theo)

2.9.4.          2.9.4. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong điều chỉnh quy hoạch

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn được duyệt ngày 11 tháng 05 năm 2020 trước thời điểm Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045. Do đó, cần phải rà soát đánh giá, bổ sung, cập nhật các định hướng mới của tỉnh, cụ thể như:

- Một số dự án lớn làm thay đổi cơ cấu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng huyện Nga Sơn như tuyến đường bộ ven biển, từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển và đoạn từ đường bộ ven biển đến cảng Lạch Sung. Do đó, cần nghiên cứu về kết nối hạ tấng giao thông với các tuyến đường quan trọng này và xác định các chức năng sử đất hợp lý phù hợp với định hướng phát triển của huyện và của tỉnh trong thời gian tới.

- Cập nhật các khu chức năng, dự án lớn của tỉnh như: Dự án Cảng Lạch Sung đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương đầu tư; Điểu chỉnh bổ sung Khu công nghiệp Nga Tân với Quy mô khoảng 430 ha; Quy hoạch bổ sung sân Golf tại khu vực du lịch xã Nga Thiện, Nga Điền.

- Nghiên cứu về hệ thống đô thị và nông thôn tạo điều kiện phát triển bền vững và toàn diện.

- Nghiên cứu, rà soát các định hướng phát triển về các ngành, lĩnh vực kinh tế của huyện Nga Sơn phù hợp với các định hướng của quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

CHƯƠNG 3.      PHẦN III. XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG VÀ CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

3.1.                3.1. Tiềm năng, động lực phát triển

3.1.1.          3.1.1. Cơ sở xác định tiềm năng và động lực phát triển vùng:

- Tiềm năng và động lực phát triển vùng được xác định trên cơ sở phân tích đánh giá, dựa trên các số liệu thống kê, điều tra về kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, so sánh với các địa phương khác để rút ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

- Dựa trên các đánh giá theo Báo cáo chính trị và Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn qua các nhiệm kỳ, kết quả thực hiện các chương trình trọng tâm, khâu đột phá, các đề án trên địa bàn huyện

- Dựa trên các định hướng phát triển của Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 ảnh hưởng đến vùng lập quy hoạch.

3.1.2.          3.1.2. Tiềm năng, động lực phát triển vùng:

a) Tiềm năng của vùng:

- Đánh giá các lợi thế của huyện Nga Sơn:

+ Về vị trí địa lý: Huyện Nga Sơn có lợi thế nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hóa, thuộc hành lang kinh tế ven biển và hành lang kinh tế Đông Bắc; là nơi hội tụ nhiều yếu tố để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là các ngành kinh tế biển.

+ Về tài nguyên thiên nhiên bao gồm: tài nguyên biển với 6km bờ biển; tài nguyên đất đai với quỹ đất lớn, bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng.

+ Về con người: Nga Sơn là huyện có dân số đông, mật độ dân số cao trong tỉnh với lực lượng lao động dồi dào, dân số trẻ. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Về truyền thống lịch sử: Nga Sơn là huyện có truyền thống lịch sử lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và danh thắng đặc trưng gắn với các truyền thuyết độc đáo.

- Xác định các tiềm năng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế của huyện Nga Sơn như sau:

+ Phát triển công nghiệp, chế biến nông - thủy hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; dịch vụ thương mại.

+ Phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng và du lịch làng nghề truyền thống; phát triển các ngành kinh tế biển, logistics.

+ Phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

b) Động lực phát triển vùng:

Định hướng của Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045:

- Nga Sơn được xác định nằm trên vùng kinh tế động lực phía Bắc vùng liên huyện số 3 của tỉnh (gồm 5 huyện thị: Thạch Thành, Bỉm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Vĩnh Lộc, với trung tâm động lực là Thạch Thành – Bỉm Sơn);

- Nga Sơn nằm trên 02/6 hành lang kinh tế của tỉnh: hành lang kinh tế ven biển (thông qua đường bộ ven Biển), hành lang kinh tế Đông Tây là Quốc lộ 217.

- Ngoài ra, một số dự án lớn làm thay đổi cơ cấu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng huyện Nga Sơn, như: Cảng Lạch Sung, Khu công nghiệp Nga Tân với Quy mô khoảng 430 ha sân Golf tại khu vực du lịch xã Nga Thiện, Nga Điền.

Động lực phát triển liên kết vùng, từ các yếu tố sau:

- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh liên kết với các tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh thông qua Quốc lộ 10, đường bộ ven biển: Phát triển về công nghiệp gắn với kinh tế biển (dịch vụ hậu cần, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản,…) dịch vụ thương mại dọc tuyến và kết nối không gian du lịch.

- Kết nối với các nút giao cao tốc Hà Long, Hà Lĩnh thông qua Quốc lộ 217, đường kéo dài nối quốc lộ 217B: Kết nối giao thương với các tỉnh trên cả nước.

- Kết nối với các huyện phía Tây và Tây Bắc thông qua Quốc lộ 217, đường kéo dài nối quốc lộ 217B: Phát triển về để phát triển mạnh về du lịch văn hóa – sinh thái, về dịch vụ, thương mại.

Như vậy, với những định hướng trên thì động lực phát triển vùng huyện Nga Sơn là phát triển mạnh mẽ về dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công nghiệp trong tương lai.

3.1.3.          3.1.3. Các phương hướng phát triển và phương án quy hoạch tại các quy hoạch liên quan, có tác động đến vùng lập quy hoạch

b) Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045:

Định hướng về quy hoạch vùng huyện Nga Sơn như sau:

- Tính chất: Là cửa ngõ vươn ra biển phía Đông Bắc của tỉnh, đầu mối giao lưu thương mại, dịch vụ, kinh tế biển của các hành lang kinh tế Đông Bắc và hành lang kinh tế ven biển.

- Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển công nghiệp, chế biến nông - thủy hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; dịch vụ thương mại, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng và du lịch làng nghề truyền thống; phát triển các ngành kinh tế biển, logistics; phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã:

+ Thị trấn Nga Sơn: Là thị trấn huyện lỵ; đến năm 2025, xây dựng thị trấn Nga Sơn và vùng phụ cận hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V, giai đoạn sau 2030 phát triển đạt chuẩn đô thị loại IV trên cơ sở sáp nhập các xã Nga Yên, Nga Văn.

+ Thị trấn Hói Đào dọc đường tỉnh 524 gắn với cụm dịch vụ, trung tâm xã Nga Liên trên cơ sở sáp nhập các xã Nga Liên, Nga Thanh và Nga Tiến.

+ Khu vực phát triển đô thị sinh thái Điền Hộ gắn với trung tâm xã Nga Điền và cụm dịch vụ du lịch ven sông Hoạt - núi Tam Điệp;

+ Hệ thống khu dân cư nông thôn: Quy hoạch, bố trí sắp xếp lại các cụm dân cư nông thôn, bố trí đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhân dân, bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão.

+ Các khu dân cư nông thôn xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang thuộc khu vực dự kiến mở rộng và thành lập các đô thị nêu trên được định hướng xây dựng trong quá trình đô thị hóa gắn với phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

-  Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội:

+ Định hướng phát triển hạ tầng xã hội: Giữ nguyên hệ thống cơ sở giáo dục hiện tại, tiếp tục cải tạo nâng cấp hệ thống trường học, đảm bảo tiêu chuẩn dạy và học trong thời kỳ quy hoạch. Nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn lên quy mô 450 giường; thu hút các phòng khám đa khoa tại các khu đô thị mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống y tế cơ sở. Xây dựng mới trung tâm văn hóa của huyện tại thị trấn Nga Sơn; các trung tâm văn hóa đạt chuẩn tại các xã, thị trấn và khu vực đô thị trong huyện.

+ Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế:

Phát triển các điểm du lịch sinh thái, văn hóa tại đền thờ Mai An Tiêm, chùa Tiên, động Từ Thức, động Bạch Á, cửa Thần Phù (xã Nga Điền)...; điểm du lịch di tích lịch sử - cách mạng Ba Đình; du lịch làng nghề tại các xã Nga Liên, Nga Thanh... theo chuỗi kết nối với các địa phương, vùng lân cận. Bố trí sân Golf tại khu vực du lịch xã Nga Thiện, Nga Điền.

Xây dựng trung tâm thương mại đầu mối chính của vùng tại thị trấn Nga Sơn, các trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực tại 3 đô thị: thị trấn Nga Sơn, đô thị sinh thái Điền Hộ, đô thị Hói Đào. Bố trí 13 chợ trên địa bàn huyện, gồm 02 chợ hạng 2 và 11 chợ hạng 3 tại các xã.

Hạ tầng phát triển công nghiệp: Phát triển KCN Nga Tân diện tích khoảng 150 ha (sau năm 2030, dự kiến diện tích khoảng 430 ha). Phát triển 03 CCN, gồm: CCN Tư Sy (15 ha), CCN Tam Linh (50 ha), CCN Long Sơn (74,4 ha); tổng diện tích đất khoảng 139,4 ha.

Qua đó, những định hướng này đã làm thay đổi về quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 11/05/2020. Như vậy, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với các định hướng phát triển được xác định trong quy hoạch tỉnh và nhu cầu phát triển của địa phương.  

c) Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Nga Sơn:

 Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Nga Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 28/9/2021: Theo định hướng của quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn được duyệt năm 2020.

 Tuy nhiên, Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Nga Sơn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 2600/QĐ-UBND ngày 20/7/2023: Trong đó, đã rà soát điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tỉnh Thanh Hóa kỳ 2021-2030.

3.2.                3.2. Tính chất vùng lập quy hoạch:

Theo Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 01/6/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa v/v phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, tính chất vùng huyện Nga Sơn được xác định như sau:

- Là cửa ngõ vươn ra biển phía Đông Bắc của tỉnh, đầu mối giao lưu thương mại, dịch vụ, kinh tế biển của các hành lang kinh tế Đông Bắc và hành lang kinh tế ven biển.

3.3.                3.3. Các dự báo phát triển:

Cơ sở để dự báo quy mô phát triển vùng huyện dựa trên các điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai và quỹ đất xây dựng; hiện trạng về phát triển kinh tế, xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng của các quy hoạch cấp trên…

3.3.1.          3.3.1. Dự báo quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa

- Hiện trạng năm 2023:

 Dân số hiện trạng khoảng 165.068 người (Theo số liệu thống kê kết quả rà soát nhân khẩu cư trú do Công an huyện Nga Sơn cung cấp). Trong đó dân số đô thị khoảng 14.441 người (thị trấn Nga Sơn), Dân số nông thôn khoảng 150.627 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 8,8%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện là 0,64%.

- Công thức tính dự báo dân số: Dt = Do(1+r)t+ P

Trong đó:  Dt: là dân số tính toán dự báo; Do: là dân số hiện tại; r: là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học; t: là số năm dự báo; P: là dân số tạm trú quy đổi.

Dự báo đến năm 2030, dân số toàn huyện đạt khoảng 175.000 người.

Dự báo đến năm 2045, dân số toàn huyện đạt khoảng 200.000 người.

- Dự báo đến năm 2030:

+ Dân số toàn huyện là 175.000 người,

+ Dân số đô thị khoảng 55.800 người (Bao gồm: Thị trấn Nga Sơn khoảng 30.800 người và Đô thị Hói Đào khoảng 25.000 người).

+ Dân số khu vực nông thông khoảng: 119.200 người.

+ Tỷ lệ đô thị hóa 31,9%.

- Dự báo đến năm 2045:

+ Dân số toàn huyện là 200.000 người,

+ Dân số đô thị khoảng 90.000 người (Bao gồm: Thị trấn Nga Sơn khoảng 40.000 người, Đô thị Hói Đào khoảng 29.500 người và Đô thị Điền Hộ khoảng 20.500).

+ Dân số khu vực nông thông khoảng: 110.000 người.

+ Tỷ lệ đô thị hóa 45,0%.

3.3.2.          3.3.2. Dự báo quy mô đất đai:

Diện tích đất tự nhiên toàn huyện Nga Sơn khoảng 157,82 km2 (15.782 ha).

Diện tích xây dựng hiện trạng khoảng 4.040ha, chỉ tiêu đất xây dựng hiện trạng khoảng 244m2/người.

- Dự báo đất xây dựng đô thị tiêu chuẩn: khoảng 200-250 m2/người;

- Dự báo đến năm 2030 đất xây dựng đô thị mới khoảng: 1.000 – 1.500 ha.

- Dự báo đến năm 2045 đất xây dựng đô thị mới khoảng: 1.500 – 2.000 ha.

 

CHƯƠNG 4.      PHẦN IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG

4.1.                4.1. Mô hình phát triển không gian vùng:

Dựa trên đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các định hướng phát triển của huyện, của tỉnh, xác định mô hình phát triển không gian vùng huyện Nga Sơn, như sau:

03 Cực phát triển – 02 Hành lang phát triển – 01 Vành đai kết nối

a) Ba cực phát triển:

- Thị trấn Nga Sơn: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện.

- Đô thị Hói Đào: Đô thị cửa ngõ phía Đông gắn với các ngành dịch vụ

- Đô thị Điền Hộ: Đô thị cửa ngõ phía Bắc phát triển về dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

b) Hai hành lang kinh tế:

- Hành lang kinh tế Đông Tây – Quốc lộ 217:

- Hành lang kinh tế ven bien biển – đường bộ ven biển:

c) Một vành đai kết nối:

Vành đai kết nối không gian Tây – Bắc – Đông của huyện.

Hình KG1. Mô hình phát triển khôn gian vùng huyện Nga Sơn

4.2.                4.2. Phân vùng để kiểm soát quản lý phát triển:

Dựa trên yếu tố địa hình tự nhiên và các định hướng phát triển xác định các phân vùng quản lý phát triển như sau:

- Tiểu vùng 1 (Vùng trung tâm):

+ Phạm vi bao gồm Thị trấn Nga Sơn và các xã Nga Trung, Nga Thành, Nga Hải, Nga Trường, Nga Bạch. Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Nga Sơn là hạt nhân.

+ Định hướng phát triển: Là vùng phát tập trung triển đô thị gắn với trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội của huyện.

- Tiểu vùng 2 (Vùng phía Bắc):

+ Phạm vi bao gồm đô thị Điền Hộ và các xã Nga Thiện, Nga Giáp, Nga An. Trung tâm tiểu vùng là đô thị Điền Hộ.

+ Định hướng phát triển: Phát triển du lịch sinh thái, tâm linh và bảo vệ cảnh quan hệ sinh thái, di tích.

- Tiểu vùng 3 (Vùng phía Đông):

+ Phạm vi bao gồm đô thị Hói Đào và các xã Nga Thái, Nga Tân, Nga Thủy. Trung tâm tiểu vùng là đô thị Hói Đào.

+ Định hướng phát triển: Phát triển công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế biển.

- Tiểu vùng 4 (Vùng phía Tây):

+ Phạm vi bao gồm Nga Vịnh, Ba Đình, Nga Thắng, Nga Phượng, Nga Thạch.

+ Định hướng phát triển: Phát triển nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

4.3.                4.3. Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển:

4.3.1.          4.3.1. Phân bố không gian phát triển nông nghiệp:

a) Định hướng phát triển nông nghiệp:

- Nông nghiệp hàng hóa là định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện Nga Sơn trong đó nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch là mũi nhọn.

- Phát huy vai trò của Hợp tác xã và  khuyến khích xây dựng các mô hình sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGap, OCOP….

- Tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Chuyển đổi cơ cấu các loại cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị và năng suất cao.

b) Phân bố không gian phát triển nông nghiệp:

Căn cứ theo tính chất đặc thù của từng vùng, điều kiện thổ nhưỡng và các định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Nga Sơn, xác định các không gian phát triển nông nghiệp của huyện như sau:

- Vùng sản xuất cây lương thực: tập trung tại Nga An, Nga Thiện, Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Văn, Nga Thạch.

- Vùng sản xuất rau quả: phục vụ chế biến xuất khẩu (gồm các loại cây vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao như: rau, đậu, khoai, ớt, thuốc lào...): Nga Trường, Nga Yên, Nga Trung, Nga An và Nga Thành, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Phượng.

- Vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày: ổn định diện tích cói, tại các xã Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Thủy.

-  Vùng nuôi trồng thủy sản: Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy (330 ha).

4.3.2.          4.3.2. Phân bố không gian phát triển công nghiệp:

a) Định hướng phát triển công nghiệp:

- Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ cả trong và ngoài các cụm công nghiệp hiện có.

- Phát triển cụm công nghiệp trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. Mở rộng các cụm công nghiệp có điều kiện phát triển thuận lợi và tỷ lệ lấp đầy trên 80%, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản tại khu vực nông thôn

- Lựa chọn các loại hình sản xuất xanh, sạch, có hiệu quả kinh tế cao nhằm tối đa hóa hạ tầng và phát triển bền vững. Ưu tiên công nghiệp sạch, công nghệ cao với các ngành:  may mặc, da giày, chế biến nông thủy sản, vật liệu xây dựng không nung, các sản phẩm từ cói, mây tre đan...

- Dịch chuyển các nhà máy xí nghiệp ô nhiễm ra khỏi trung tâm thị trấn. Cải thiện không gian cây xanh cảnh quan môi trường cho các nhà máy xí nghiệp; Đồng bộ hóa mạng lưới hạ tầng đảm bảo các điều kiện hoạt động phát triển và bảo vệ môi trường. Dành các quỹ đất đón đầu cho các dịch vụ trung chuyển và các hoạt động giao thương hàng hóa;

b) Phân bố không gian phát triển công nghiệp:

Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2045: Toàn huyện có 01 Khu công nghiệp, 04 Cụm công nghiệp, cụ thể như sau:

- 01 Khu công nghiệp: KCN Nga Tân – 430ha, vị trí tại xã Nga Tân.

(Trong đó: giai đoạn đến năm 2030: quy mô 150ha, giai đoạn sau năm 2030: quy mô 430ha).

- 04 Cụm công nghiệp, trong đó:

+ CCN Tam Linh: Quy mô 50ha. Vị trí tại thị trấn Nga Sơn

+ CCN Tư Sy: Quy mô 15ha. Vị trí tại các xã Nga Bạch, Nga Thạch

+ CCN Long Sơn: Quy mô 74,4ha. Vị trí tại xã Nga Tân.

+ CLN liên xã thị trấn Nga Sơn: Quy mô 7ha.

- Cảng Lạch Sung: Bố trị tại xã Nga Tân (theo định hướng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030).

- Các mỏ khoáng sản: (04 mỏ đá (23ha); 02 Mỏ đất (3,2ha); 03 Mỏ cát (10,800m) theo định hướng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030.

4.3.3.          4.3.3. Phân bố không gian phát triển du lịch và các khu vực cần bảo vệ cảnh quan:

a) Định hướng phát triển du lịch:

Đầu tư phát huy giá trị các công trình di tích lịch sử tín ngưỡng để khai thác phục vụ phát triển du lịch văn hóa, tâm linh.

Phát huy và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Phát triển du lịch sinh thái với các khu nghỉ dưỡng biển, khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển,...phát huy tiềm năng du lịch biển vốn có của địa phương. Tận dụng lợi thế địa hình đặc trưng, thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, khai thác các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, tham quan thắng cảnh, thưởng thức văn hóa ẩm thực, nghỉ dưỡng tại các vùng có cảnh quan đẹp dọc hai bên bờ sông Hoạt, khu vực biển nông chạy dài từ xã Nga Tân đến xã Nga Bạch, các di tích, danh thắng như động Từ Thức (xã Nga Thiện), đền thờ Mai An Tiêm (xã Nga Phú), chùa Hàn Sơn, cửa biển Thần Phù (xã Nga Điền)...

Xây dựng các tour, tuyến du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, sinh thái kết hợp mua sắm các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

b) Phân bố không gian phát triển các khu, điểm du lịch

- Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (Nga Điền và Nga Thiện):

Quy mô 480ha. Hình thành quần thể khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái với các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao (sân golf) là một khu du lịch trọng điểm của huyện và cả tỉnh kết nối chuỗi du lịch gắn kết các khu, điểm du lịch của huyện với các khu du lịch của các huyện phía Bắc (Ninh Bình, Nam Định…)

- Khu du lịch động Từ Thức và phụ cận:

Đây là khu vực có nhiều tài nguyên du lịch liền kề nhau, rất quan trọng không chỉ của du lịch Nga Sơn mà còn của du lịch tỉnh Thanh Hóa với hàng loạt các di tích, danh thắng nổi tiếng như: Động Từ Thức, động Bạch Á, chùa Bạch Tượng, đền thờ Lê Thị Hoa, đền thờ tướng Trịnh Minh, đền Núi Trúc, Chùa Tiên, Phủ Trèo, Phủ Thông, động Lục Vân Bia Thần, núi Lã Vọng câu cá, chùa Hoàng Cương, cửa Thần Phù, Hồ 6 Đồng Vụa, đền thờ và núi Mai An Tiêm.v.v.. Ngoài ra còn các điểm du lịch dọc sông Hoạt giữa 2 dãy núi tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú và hấp dẫn phát triển du lịch sinh thái.

- Điểm du lịch di tích lịch sử - cách mạng Ba Đình:

Đầu tư tạo thành điểm du lịch tham quan giáo dục truyển thống cách mạng gồm phục dựng cảnh quan chiến lũy Ba Đình, bia và tượng đài truyền thống, nhà truyền thống.v.v..

- Khu du lịch cộng đồng, làng nghề:

Nga Sơn có 06 xã nằm dọc bờ biển có nghề dệt chiếu truyền thống lâu đời. Từ cói Nga Sơn đã tạo nên nhiều sản phẩm hấp dẫn khách du lịch. Ngoài các xã ven biển có nghề dệt chiếu cói truyền thống còn chợ cói Hói Đào, chợ cói Điền Hộ với các phiên chợ quê bán các loại chiếu và các sản phẩm từ cói. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại khu vực các xã có làng nghề dệt chiếu, nấu rượu,...tận dụng cảnh quan làng xóm nông nghiệp và nông nghiệp nhàn rỗi phát triển theo hướng kết hợp du lịch homestay “sống trong nhà nông, ăn cơm nhà nông, làm việc nhà nông, thưởng thức cuộc sống của nông dân”.

+ Làng nghề cói: các xã Nga Thủy, Nga Thanh, Nga Tân, Nga Liên, Nga Tiến, theo chuỗi kết nối với các địa phương, vùng lân cận.

+ Làng nghề nấu rượu: Nga Điền

+ Làng nghề mây tre đan: Nga Văn.

- Khu du lịch sinh thái trải nghiệm, rừng ngập mặn ven biển (Nga Tân):

Khu du lịch sinh thái trải nghiệm, rừng ngập mặn ven biển tại xã Nga Tân có các khu rừng sú vẹt với quy mô 430ha. Từ cửa Lạch Sung là bến thuyền đưa khách ra thăm hòn Nẹ hoặc Sầm Sơn rất thuận lợi.

- Khu du lịch sinh thái, trải nghiệm Gò Bơn (Nga Thạch):

 Khu du lịch sinh thái trải nghiệm, thảm thực vật ven sông, với quy mô 40ha. Hình thành khu du lịch trên sông Lèn, kết nối với các khu, điểm du lịch đường sông (Ngã Ba Bông, đền Cô Bơ, đền Hàn...)

Quy hoạch các tuyến du lịch:

- Tuyến du lịch trong huyện Nga Sơn:

+ Tuyến du lịch đường bộ: Trung tâm DL huyện - điểm DTLS Ba Đình (Du lịch về nguồn, du lịch tìm hiểu truyền thống cách mạng). Trung tâm DL huyện - Khu DT Từ Thức và Phụ Cận (Du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, sinh thái). Trung tâm DL huyện - Khu du lịch làng nghề sản xuất hàng cói (Du lịch làng nghề). Trung tâm huyện - Khu du lịch hệ sinh thái đất ngập nước ven biển (Du lịch sinh thái).

+ Tuyến du lịch đường thủy: Tuyến du lịch dọc sông Hoạt (Du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái). Tuyến du lịch đường biển ra Sầm Sơn (Du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển). Tuyến du lịch đường biển ra hòn Nẹ (Du lịch thể thao, giải trí, sinh thái biển).

- Tuyến du lịch nội tỉnh:

+ Tuyến du lịch Nga Sơn - Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn (đường bộ): Tham quan các danh thắng, di tích tại Sầm Sơn: đền Độc Cước, Cô Tiên, Hòn Trống Mái và bãi biển Sầm Sơn; Khu di tích lịch sử Hàm Rồng - Nam Ngạn, di chỉ khảo cổ Đông Sơn - Núi Đọ, Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa, đền Lê, khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh...

+ Tuyến Du lịch Nga Sơn - TP Thanh Hóa - Bến En (đường bộ): Tham quan các di tích lịch sử tại Sầm Sơn, Nông Cống và vườn quốc gia Bến En.

+ Tuyến Du lịch Nga Sơn - Thành phố Thanh Hóa - Lam Kinh (đường bộ): Tham quan các di tích thắng cảnh tại Triệu Sơn và Thọ Xuân như vườn cò Tiến Nông, Đền Lê Hoàn, Bái Thượng và khu di tích lịch sử Lam Kinh.

+ Tuyến du lịch Nga Sơn - Thành phố Thanh Hóa - Thành Nhà Hồ - suối cá thần Cẩm Lương: Tham quan các di tích lịch sử tại Vĩnh Lộc, Thành Nhà Hồ và suối cá Cẩm Lương. Lưu trú tại các thị trấn Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc.

+ Tuyến du lịch Nga Sơn - thành phố Thanh Hóa - Nghi Sơn Tĩnh Gia (đường bộ hoặc đường thuỷ): Tham quan các di tích lịch sử phà Ghép, quê hương và đền thờ Đào Duy Từ, tắm biển Hải Hòa, thăm cửa biển Lạch Bạng, đô thị Nghi Sơn, đảo Nghi Sơn, đảo Mê.

+ Tuyến du lịch Nga Sơn - TP Thanh Hóa - Biển Hải Tiến, Lạch Trường, Hòn Nẹ: Tham quan các danh thắng tại khu vực biển Hoằng Hóa.

+ Tuyến Du lịch sinh thái: Nga Sơn - Thanh Hóa - Pù Luông: Tham quan, nghiên cứu rừng phòng hộ và làng bản dân tộc Thái, Mường.

- Tuyến du lịch liên tỉnh:

+ Nga Sơn - Thanh Hóa - Ninh Bình - Hà Nội và các tỉnh theo đường Quốc lộ 10.

+ Nga Sơn - Thanh Hóa - Hòa Bình và các tỉnh phía Tây Bắc (đường 47, 15A…).

+ Nga Sơn - Thanh Hóa - các tỉnh phía Nam, phía Bắc dọc theo đường Hồ Chí Minh.

+ Nga Sơn - Thanh Hóa - các tỉnh Bắc trung bộ - Nam bộ dọc theo tuyến đường 1A.

+ Nga Sơn - Thanh Hóa - Sầm Nưa (Hủa Phăn) - các nước Đông Nam Á (đường 217…).

c) Các khu vực kiểm soát cần bảo vệ cảnh quan, bảo tồn:

+ Khu vực núi Tam Điệp, vùng cảnh quan ven sông Hoạt, sông Lèn, vùng cảnh quan núi, sông và sinh thái nông nghiệp các xã: Nga Thiện, Nga Giáp, Nga Điền, Nga Phú, Nga An;

+ Khu vực cảnh quan rừng sinh thái ngập mặn đảo Hòn Nẹ, cảnh quan biển, cảnh quan nông nghiệp vùng sản xuất cói các xã ven biển từ Nga Tân đến Nga Bạch; khu vực di tích động Từ Thức, đền Mai An Tiêm, chùa Tiên, Phủ Thông, Phủ Trèo...

4.4.                4.4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn:

4.4.1.          4.4.1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

a) Luận chứng các khu vực phát triển đô thị:

- Thị trấn Nga Sơn và các xã Nga Yên, Nga Văn:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế văn hóa, thị trấn huyện lỵ của huyện Nga Sơn do đó có nhiều điều kiện phát triển. Dự kiến mở rộng thị trấn trên cơ sở sáp nhập thị trấn và các xã Nga Yên, Nga Văn.

- Khu vực Hói Đào (gồm các xã Nga Thanh, Nga Liên, Nga Tiến):

Là khu vực khá phát triển về đô thị, mật độ dân số cao. Có truyền thống lâu đời về phát triển các ngành dịch vụ gắn với khu vực biển.

- Khu vực Điền Hộ (xã Nga Điền và Nga Phú):

Là khu vực phát triển về phía Bắc của huyện gắn với các khu du lịch, điểm du lịch nỏi tiếng của huyện (Đền thờ Mai an Tiêm, chùa Tiên, đền Hàn Sơn, cửa Thần Phù… và các truyền thuyết) và các khu vực phát triển của tỉnh Ninh Bình về phía Bắc (Pháp Diệm)…

Ngoài ra, khu vực xã Nga Điền còn gắn với hệ thống sông Càn, thung lũng, vùng cảnh quan của núi Tam Điệp có cảnh quan và quỹ đất phát triển du lịch.

Với những yếu tố đó có thể hình thành một khu đô thị, du lịch nhằm phát huy các giá trị về di tích, danh thắng, cảnh quan và phát triển du lịch của huyện trong giai đoạn tới.

b) Định hướng phát triển đô thị theo các giai đoạn cụ thể như sau:

- Giai đoạn đến năm 2030:

Toàn huyện có 02 đô thị, trong đó:

+ Thị trấn Nga Sơn:

Phạm vi gồm toàn bộ địa giới hành chính của thị trấn Nga Sơn và các xã Nga Yên, Nga Văn.

Tính chất: Là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của huyện Nga Sơn. Là trung tâm dịch vụ công nghiệp - du lịch, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Đông Bắc Thanh Hóa.

+ Đô thị Hói Đào:

Phạm vi gồm toàn bộ địa giới hành chính của xã Nga Thanh, Nga Liên và Nga Tiến.

Tính chất: Là trung tâm kinh tế xã hội khu vực Đông Bắc huyện Nga Sơn, đô thị vệ tinh của thị trấn Nga Sơn với tính chất là đô thị thương mại - dịch vụ bao gồm: dịch vụ vận tải, dịch vụ xăng dầu, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ du lịch; phát triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp vùng phía Tây - Tây Bắc của huyện và đầu mối giao thông quan trọng của huyện.

 - Giai đoạn đến năm 2045:

Toàn huyện Nga Sơn có 03 đô thị:

(Gồm Thị trấn Nga Sơn, đô thị Hói Đào và hình thành đô thị Hói Đào)

+ Đô thị Điền Hộ:

Phạm vi gồm toàn bộ địa giới hành chính của xã Nga Điền và Nga Phú.

Tính chất: Là trung tâm kinh tế xã hội khu vực Bắc huyện Nga Sơn, đô thị vệ tinh của thị trấn Nga Sơn với tính chất là dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao gắn với phát triển các di tích văn hóa, lịch sử của huyện.

4.4.2.          4.4.2. Định hướng phát triển nông thôn:

Định hướng phát triển huyện nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn năm 2021-2025, phấn đấu huyện kiểu mẫu giai đoạn năm 2025-2030.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại với các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giầu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh - trật tự được giữ vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Quy hoạch, bố trí sắp xếp lại các cụm dân cư nông thôn, bố trí đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhằm nâng cao đời sống và đảm bảo sản xuất. Các khu dân cư nông thôn xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang thuộc khu vực dự kiến mở rộng và thành lập các đô thị nêu trên được định hướng xây dựng trong quá trình đô thị hóa gắn với phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

4.4.3.          4.4.3. Định hướng phương án sáp nhập đơn vị hành chính các xã:

Căn cứ theo Nghị Quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 11/7/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 26/7/2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;

Tại thời điểm hiện tại toàn huyện Nga Sơn có 24 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn và 23 xã). Dự kiến phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2030 như sau:

- Giai đoạn năm 2026-2030: Toàn huyện có 11 xã. Theo phương án sáp nhập đơn vị hành chính các xã. Trong đó, sáp nhập 11 xã thành 5 xã, bao gồm:

+ Sáp nhập các xã: Ba Đình và Nga Thắng;

+ Sáp nhập các xã: Nga Trường, Nga Thiện và Nga Vịnh;

+ Sáp nhập các xã: Nga Hải và Nga Thành;

+ Sáp nhập các xã: Nga Trung và Nga Bạch;

+ Sáp nhập các xã: Nga Thạch và Nga Phượng.

- Đến năm 2045: Toàn huyện có 9 xã (Do các xã Nga Điền, Nga Phú hình thành đô thị Điền Hộ).

 

Hình KG2. Định hướng sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

4.5.                4.5. Định hướng hệ thống các công trình hạ tầng xã hội cấp vùng

4.5.1.          4.5.1. Hệ thống các công trình hành chính, chính trị:

- Ổn định cải tạo chỉnh trang các công trình hành chính, chính trị cập huyện

4.5.2.          4.5.2. Hệ thống các công trình Văn hóa – Thể dục, thể thao:

- Ổn định cải tạo chỉnh trang các công trình Văn hóa – Thể dục, thể thao cấp huyện.

- Đầu tư xây dựng mới các công trình Văn hóa – Thể dục, thể thao cấp đô thị tại Hói Đào và Điền Hộ.

4.5.3.          4.5.3. Hệ thống các công trình y tế:

- Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện.

- Xây dựng mới 02 bệnh viện mới tại đô thị Hói Đào và Điền Hộ.

4.5.4.          4.5.3. Hệ thống các công trình giáo dục:

- Ổn trịnh, cải tạo chỉnh trang các công trình THPT hiện có.

- Xây dựng mới 02 trường THPT tại các đô thị Hói Đào và Điền Hộ.

4.5.5.          4.3.3. Hệ thống các công trình thương mại, dịch vụ:

- Đầu tư xây dựng các khu thương mại tại thị trấn, các đô thị và các nút giao thông của các tuyến đường quan trọng (QL, ĐT) của huyện. Trong đó, xác định 03 khu thương mại tại thị trấn, đô thị Hói Đào và đô thị Điền Hộ.

- Toàn huyện có 13 chợ gồm 02 chợ hạng 2 và 11 chợ hạng 3 tại các xã.

4.5.6.          4.3.4. Hệ thống các công trình Quốc phòng

Xây dựng hệ thống hầm hào, công sự trong căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương theo định hướng “Quy hoạch cho nhiệm vụ Quốc phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

 

CHƯƠNG 5.      PHẦN V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CẤP VÙNG

5.1.                5.1. Định hướng về chuẩn bị kỹ thuật

5.1.1.          5.1.1. Định hướng cao độ nền:

- Tại khu vực đồi phía Bắc huyện thuộc xã Nga Điền; Nga Thiện; Nga Giáp; Nga An cao độ Hmnmax xác định theo mực nước sông Nga Điền Hmax +2,7m từ đó xác định cao độ xây dựng tối thiểu tại đây Hxd ≥ +3,0m.

- Khu vực đồng bằng trung tâm huyện cao độ xây dựng xác định dựa trên mực nước max của kênh mương nội đồng (Kênh Hưng Long; kênh Hói Đào) Hmnmax = +2,0m từ đó xác định cao độ xây dựng tối thiểu với đất ở, dịch vụ Hxd ≥ +2,3m; với đất khu công nghiệp, công cộng Hcn ≥ +2,5m.

- Tại khu vực ven biển phía Nam Huyên thuộc hai xã Nga Thủy, Nga Tân: nơi ngoài đê không thực hiện các hoạt động xây dựng. Trong đê xác định cao độ xây dựng khống chế Hxd ≥ +2,3m.

- Đối với khu vực nông thôn, làng xóm cao độ nền đã ổn định khó khăn trong việc nâng cao thêm nền do đó sẽ giữ nguyên nền xây dựng hiện trạng và cần bổ sung thêm các tuyến cống thoát nước với độ sâu cống phù hợp tránh hiện tượng úng ngập xảy ra.

5.1.2.          5.1.2. Định hướng thoát nước mưa:

- Cập nhật Quy hoạch thủy lợi chi tiết vùng Bắc sông , tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Khu vực nằm trong vùng 4, vùng tiêu Nga Sơn. Diện tích toàn vùng F = 15.829 ha. Hướng thoát nước chính: Đông Bắc – Tây Nam. Nước mưa thoát theo địa hình, chảy theo các kênh tiêu, thoát xuống sông Càn, Báo Văn, Hoạt, Lèn, đổ xuống biển.

- Phân vùng thoát nước:

Căn cứ Quy hoạch thủy lợi chi tiết vùng Bắc sông , tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; từ điều kiện địa hình, hiện trạng san nền xây dựng, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch san nền, thoát nước, hiện tại việc tiêu thoát nước mưa trong khu vực là tự chảy kết hợp các trạm bơm tiêu, tưới tiêu kết hợp. Phân vùng thoát nước của huyện Nga Sơn chia thành 4 lưu vực, cụ thể như sau:

+ Lưu vực 1: Diện tích 2.690,8 ha. Phần phía Bắc huyện ngăn cách bởi vùng đồi núi dãy Tai Voi thoát ra sông Càn. Bao gồm một phần diện tích xã Nga Thiện (từ ranh giới phía Bắc đến phía Bắc dãy núi Tai Voi), diện tích xã Nga Điền và một phần diện tích xã Nga Phú.

Từ âu Mỹ Quan Trang đến Quốc lộ 10, nước mưa thoát theo địa hình chảy trực tiếp xuống sông Càn.

Từ âu Quốc lộ 10 đến hết xã Nga Điền, xã Nga Phú, nước mưa thoát theo địa hình chảy xuống các kênh của xã Nga Điền. Kênh chính: kênh Ruột, kênh Bắc Hoành, kênh Trung Hoành, kênh Phú Thái, Điền Tư, đổ xuống sông Càn.Trạm bơm: Trạm bơm tiêu chính Nga Sơn 3.

+ Lưu vực 2: Diện tích 6.128,5 ha. Phần phía Tây huyện, tiêu tự chảy ra sông Hoạt, Báo Văn, Lèn. Bao gồm: một phần xã Nga Thiện và các xãNga Giáp, Nga Vịnh, Ba Đình, Nga Văn, Nga Thắng, Nga Trung, Nga Phượng, Nga Bạch, Nga Thạch và thị trấn Nga Sơn.

Nước mưa thoát theo địa hình, mương cống 2 bên đường, chảy xuống các kênh của các xã trong lưu vực. Kênh chính: Giáp An Thái, Cầu Huyền, Cầu Cúp, kênh Văn Trường Thiện, Lê Mã Lương, Đình Vịnh, Bến Năm, Hưng Long, Đình Thắng, Đồng Mậu, Văn Thắng, Cầu Mè, Sao Sa, đổ xuống sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Lèn. Trạm bơm tiêu chính: Nga Trường, Nga Vịnh 2, Xa Loan, Ba Đình, Nga Thắng, Nam Nga Sơn

+ Lưu vực 3: Diện tích 1.925,3 ha. Phần phía Đông huyện tiêu tự chảy ra sông Càn, bao gồm diện tích các xã: Nga An, Nga Thành,Nga Thái,Nga Tiến, Nga Liên.

Nước mưa thoát theo địa hình, mương cống 2 bên đường, chảy xuống các kênh của các xã trong lưu vực. Kênh chính: Giáp An Thái, Hải Sơn, Tiến Thành, Cầu Dền.

+ Lưu vực 4: Diện tích 5.084,4 ha. Phần phía Nam thoát ra biển qua kênh Hưng Long (Hói Đào là phần cuối kênh Hưng Long) bao gồm diện tích các xã: Nga Yên, Nga Thanh, Nga Hải, Nga Tân, Nga Thủy.

Nước mưa thoát theo địa hình, mương cống 2 bên đường, chảy xuống các kênh của các xã trong lưu vực. Kênh chính: Cầu Huyền, Cầu Cú, Ngang Bắc, Ngang Nam, Ông Tỵ, Cầu Dền, Hưng Long (Hói Đào), kênh trục T3, kênh 10.

Hình CBKT1. Sơ đồ phân chia lưu vực tiêu nước mặt

- Công trình thoát nước:

+ Trên các trục đường giao thông đi qua khu dân cư, trong khu dân cư, khu cụm công nghiệp xây dựng cống, mương thu gom, dẫn nước, kết cấu xây gạch, cống hộp bê tông đúc sẵn có nắp đan đặt 2 bên hè. Mạng lưới hoạt động theo chế độ tự chảy.

 + Công trình thủy lợi: Kênh tiêu thoát chính, trạm bơm tiêu, cống dưới đê.

5.2.                5.2. Định hướng về giao thông

5.2.1.          5.2.1. Giao thông đường bộ

Định hướng mạng lưới giao thông đường bộ huyện theo hướng hiện đại, đồng bộ, căn cứ theo các định hướng quy hoạch giao thông của tỉnh Thanh Hóa. Tăng cường tính liên kết giữa các đô thị, các khu vực chức năng chính của huyện, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân; kết nối huyện với các khu vực trọng điểm kinh tế, xã hội, các đầu mối giao thông vận tải của tỉnh nhằm tạo động lực thúc đẩy huyện phát triển.

Định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống đường gom tại các vị trí xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị và các công trình tập trung lưu lượng giao thông vận tải lớn để kết nối với quốc lộ tại các điểm đấu nối được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày 25/6/2020. Vị trí kết nối trực tiếp vào hệ thống quốc lộ phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ chấp thuận trước khi triển khai thực hiện.

Định hướng phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau: “Hoàn thiện cơ bản mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được vào cấp kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực nông thôn”.

a. Quốc lộ

 - Quốc lộ 10 tuân thủ theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021. Thuộc nhóm quốc lộ chính yếu khu vực phía Bắc chạy dọc huyện theo hướng Bắc Nam chiều dài 20,0km: nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 - 4 làn xe.

 - Xây dựng mới tuyến tránh về phía Đông quốc lộ 10 bắt đầu từ xã Nga Thạch đến xã Nga An chiều dài khoảng 12,3km đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 - 4 làn xe.

- Theo định hướng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023. Nâng cấp tuyến đường tỉnh 508 (Hà Ninh - Ngã 5 Hạnh) chuyển thành đường quốc lộ 217 KD đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 - 4 làn xe.

- Đường bộ ven biển tuân thủ theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 chiều dài 7,5km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

b. Đường tỉnh

 - Tuân thủ theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023.

- Đường tỉnh 524 (Cầu Báo Văn - Ngã tư Sy - Nga Phú) giữ nguyên hướng tuyến hiện tại, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Đường tỉnh 527 (Cầu Hà Lan - QL. 10) giữ nguyên hướng tuyến hiện tại, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Đường tỉnh 527B (Tứ Thôn - Mộng Giường) giữ nguyên hướng tuyến hiện tại, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Nâng cấp 2 tuyến đường huyện lên đường tỉnh bao gồm tuyến đường Nga Nhân - Nga Thiện - Nga An (ĐH. 06) và tuyến đường Bến Tín - Cầu Vàng (ĐH. 07) đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Hoàn thành dự án đường từ KCN Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

- Đầu tư xây dựng mới tuyến đường nối Quốc lộ 217B với đường từ KCN Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

c. Đường huyện

Ngoài 2 tuyến đường huyện đã được nâng cấp lên đường tỉnh, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường huyện hiện có đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô 02 làn xe. Đối với các tuyến đường huyện xây dựng mới cần đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô 2 làn xe.

Bảng GT1 : Thống kê quy hoạch hệ thống giao thông đường huyện

TT

Mã hiệu đường

Tên đường

Chiều dài (km)

Cấp đường

Số làn

Ghi chú

1

ĐH- 01

Thị trấn – Nga Thanh – Nga Tân

4,30

IV

2

Nâng cấp

2

ĐH- 02

Đường Bắc Hưng Long

6,00

IV

2

Nâng cấp

3

ĐH- 03

Nga Mỹ – Nga Thanh

2,50

IV

2

Nâng cấp

4

ĐH- 04

Cầu Hói Đào – Mộng Dường II

2,60

IV

2

Nâng cấp

5

ĐH- 05

Núi Sến - Đình Xuân Đài

4,90

IV

2

Nâng cấp

6

ĐH- 08

Ba Đình – Nga Vịnh

2,50

IV

2

Nâng cấp

7

ĐH- 09

Nga Trung – Nga Thủy

2,20

IV

2

Nâng cấp

8

ĐH- 10

Nga Thiện –Nga Hải - Nga Liên

5,00

IV

2

Nâng cấp

9

ĐH- 11

Tam Linh – Tam quan

5,20

IV

2

Nâng cấp

10

ĐH- 12

Đường Chợ Nga Thủy – đi cống T3

4,80

IV

2

Nâng cấp

11

ĐH- 13

Tân – Tiến – Thái

8,50

IV

2

Nâng cấp

12

ĐH- 14

Đường phía đông núi Mai An tiêm (Đoạn trục đông Tây)

0,81

IV

2

Nâng cấp

13

ĐH- 15

Đường Âu Quan Trang đi khi Kinh tế mới

7,50

IV

2

Nâng cấp

14

ĐH- 16

Đường Nam Hưng Long

5,00

IV

2

Nâng cấp

15

ĐH- 17

Đường Vịnh Đình Thắng

7,00

IV

2

Nâng cấp

16

ĐH- 18

Đường Nga Thanh - Nga Bạch

3,80

IV

2

Nâng cấp

17

ĐH- 19

Đường Đò Càn đi đò ghểnh

11,80

IV

2

Nâng cấp

18

ĐH- 20

Cầu Điền Hộ đi trúc tiên

6,50

IV

2

Nâng cấp

19

ĐH- 21

Đường động từ thức đi chợ Nga Nhân

4,49

IV

2

Nâng cấp

20

ĐH-22

Đường nối đường bộ ven biển - đền thờ Mai An Tiêm

8,20

IV

2

Xây dựng mới

21

ĐH-23

Đường Nga Thủy - Nga Thái

8,00

IV

2

Xây dựng mới

22

ĐH-24

Đường Nga Liên - Nga Điền

7,65

IV

2

Xây dựng mới

23

ĐH-25

Đường Nga Trung - Nga Giáp

3,00

IV

2

Nâng cấp

3,10

IV

2

Xây dựng mới

24

ĐH-26

Đường Nga Thạch - Nga Thiện

13,20

IV

2

Xây dựng mới

25

ĐH-27

Đường Nga An - Nga Thái

3,80

IV

2

Nâng cấp

26

ĐH-28

Đường Nga Giáp - Nga Tiến

7,00

IV

2

Xây dựng mới

27

ĐH-29

Đường TT Nga Sơn - Nga Văn

3,50

IV

2

Xây dựng mới

28

ĐH-30

Đường Ven sông Càn

6,30

IV

2

Xây dựng mới

   Tổng cộng

159,15

 

 

 

d. Đường đô thị, đường xã

- Hệ thống đường đô thị về lộ giới sẽ được quản lý theo quy hoạch chung các đô thị được duyệt.

- Hệ thống đường cấp xã quản lý được định hướng theo quy hoạch chung xây dựng xã. Các tuyến đường xây dựng mới đạt quy mô từ cấp V trở lên; các đoạn đường trục chính xã quy mô đạt cấp V trở lên.

- Đường thôn, xóm nâng cấp đạt quy mô cấp VI trở lên.

e. Giao thông tĩnh, giao thông công cộng

- Quy hoạch mạng lưới bến xe, điểm đỗ xe nhằm phát huy hiệu quả của vận tải hành khách đồng thời chấn chỉnh lại hoạt động vận tải hiện nay trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu đi lại trước mắt và lâu dài của nhân dân địa phương và giao lưu với các địa phương khác.

Vị trí xây dựng bến xe và các điểm đỗ xe thoả mãn các yêu cầu sau:

- Gần với đường giao thông công cộng, thuận tiện cho khách đi lại, gần khu dân cư hoặc trung tâm kinh tế, thương mại.

- Gần các đầu mối giao thông, nơi chuyển tiếp giữa các phương thức vận tải.

- Đảm bảo thoả mãn được yêu cầu về quỹ đất.

- Giảm thiểu ảnh hưởng tác động đến môi trường.

- Các điều kiện khác như: kiến trúc, cảnh quan, … phải có mối liên hệ hài hoà với nhau.

- Quy mô xây dựng bến xe áp dụng tiêu chuẩn bến xe ban hành kèm theo quyết định số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT, /Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách.

Quy hoạch 04 bến xe trên địa bàn huyện bao gồm: Bến xe thị trấn Nga Sơn (loại IV), bến xe Lở  xã Nga Phú (loại V) , bến xe Hồ Vương xã Nga Liên (loại V) , bến xe Ngã Tư Si xã Nga Nhân (loại V).

Hệ thống bãi đỗ xe đô thị được xây dựng kết hợp với các khu vực chức năng của đô thị, tùy theo nhu cầu cụ thể.

Về giao thông công cộng, tiếp tục khai thác, nâng cấp tuyến xe bus hiện có. Nghiên cứu phát triển các tuyến bus mới theo các tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh; tăng cường kết nối huyện với các khu vực trọng điểm trong và ngoài tỉnh.

5.2.2. Giao thông đường thủy nội địa

Tuân thủ theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023. Cụ thể như sau:

- Đường thủy nội địa:

Tuyến đường thủy nội địa sông Lèn đoạn từ cửa Lạch Sung đến cầu Đò Lèn nâng cấp đảm bảo cấp 1 ĐTNĐ, cho tàu đến 1000 tấn đi lại.

Tuyến đường thủy nội địa sông Hoạt từ ngã 3 Tứ Thôn đến âu Mỹ Quan Trang nâng cấp đảm bảo cấp 3 ĐTNT.

Tuyến đường thủy nội địa sông Càn đoạn từ cửa lạch Càn đến đò càn duy trì cấp 2 ĐTNĐ, đoạn từ đò Càn đến cầu Điền Hộ nâng cấp đảm bảo cấp 5 ĐTNĐ. Đoạn từ cầu Điền Hộ đến âu Mỹ Quan Trang nâng cấp đảm bảo cấp 3 ĐTNĐ.

Tuyến đường thủy nội địa sông Báo Văn từ ngã 3 Chế Thôn đến ngã 3 Tứ Thôn nâng cấp đảm bảo cấp 3 ĐTNĐ.

- Bến thủy:

+ Xây dựng mới Cảng Lạch Sung cho tàu đến 3000 tấn ra vào.

+ Nâng cấp mở rộng Cảng Nga Bạch đạt công suất 150 nghìn tấn/năm.

+ Nâng cấp bến Mộng Giường đạt công suất 50 nghìn tấn/năm.

+ Xây dựng mới bến vật liệu xây dựng tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn công suất 50 nghìn tấn/năm.

Bảng GT2 : Thống kê quy hoạch cảng, bến thủy nội địa huyện Nga Sơn

STT

Tên cảng, bến

Vị trí, địa điểm

Loại cảng, bến

Công suât (nghìn tấn/ năm)

Ghi chú

1

Cảng Nga Bạch

Xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn

Cảng tổng hợp

150

Nâng cấp, mở rộng

2

Bến Mộng Giường

Xã Nga Tân, huyện Nga Sơn

Bến tổng hợp

50

Nâng cấp

3

Bến vật liệu xây dựng

Xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn

Bến chuyên dùng

50

Xây dựng mới

5.3.                5.3. Định hướng về hệ thống điện

5.3.1.          5.3.1. Tính toán nhu cầu cấp điện

Bảng CĐ1. tính toán nhu cầu sử dụng điện đến năm 2030

TT

Hạng mục cấp điện

Chỉ tiêu

Quy mô

Nhu cầu công suất (kW)

1

Điện sinh hoạt nội thị

350W/người

55.800 người

19.530

2

Điện sinh hoạt ngoại thị

330W/người

119.200 người

39.336

3

Điện công trình công cộng, dịch vụ, chiếu sáng nội thị

35%

 

6.836

4

Điện công trình công cộng, dịch vụ, chiếu sáng ngoại thị

30%

 

11.801

5

Cụm công nghiệp

150 kW/ha

139,4 ha

20.910

6

Khu công nghiệp

200 kW/ha

150 ha

30.000

7

Cộng: Pđ = 1+2+3+4+5+6

 

 

128.412

Nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt khoảng 60% tổng công suất đặt nên lấy hệ số động thời Kđt = 0,7; Hệ số công suất: Cosφ = 0,9

Bảng CĐ2. tính toán nhu cầu sử dụng điện đến năm 2045

TT

Hạng mục cấp điện

 

Chỉ tiêu

Quy mô

Nhu cầu công suất (kW)

1

Điện sinh hoạt nội thị

450W/người

90.000 người

40.500

2

Điện sinh hoạt ngoại thị

350W/người

110.000 người

38.500

3

Điện công trình công cộng, dịch vụ, chiếu sáng nội thị

35%

 

14.175

4

Điện công trình công cộng, dịch vụ, chiếu sáng ngoại thị

30%

 

11.550

5

Cụm công nghiệp

150 kW/ha

139,4 ha

20.910

6

Khu công nghiệp

200 kW/ha

430 ha

86.000

7

Cộng: Pđ = 1+2+3+4+5+6

 

 

211.635

Nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt khoảng 49% tổng công suất đặt nên ta lấy hệ số động thời Kđt = 0,6; Hệ số công suất: Cosφ = 0,9

Như vậy, từ bảng tính toán nêu trên nhu cầu sử dụng điện toàn huyện như sau:

- Đến năm 2030 nhu cầu sử dụng điện khoảng 100 (MVA).

- Đến năm 2045 nhu cầu sử dụng điện khoảng 141 (MVA).

5.3.2.          5.3.2. Định hướng cấp điện   

a. Nguyên tắc định hướng cấp điện:

- Định hướng cấp điện vùng huyện Nga Sơn phải căn cứ trên hiện trạng cấp điện huyện Nga Sơn, các dự án cấp điện đã có hoặc đã được duyệt, các quy hoạch cấp điện theo QHC xây dựng đô thị và quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt.

- Định hướng cấp điện căn cứ trên khả năng cấp điện của toàn vùng và từng phân vùng cũng như các vùng lân cận, trên cơ sở dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu phụ tải.

b. Nguồn cấp điện:

- Nguồn điện cấp cho huyện Nga Sơn được lấy từ các trạm biến áp 110kV Nga Sơn, trạm biến áp 110kV KCN Nga Tân thông qua đường dây 35kV và 22kV.

- Cập nhật định hướng xây dựng nhà máy điện gió Nga Sơn công suất 50MW theo quy hoạch tỉnh, dự án nghiên cứu xây dựng tại xã Nga An.

c. Trạm biến áp 110kV:

- Nâng công suất trạm biến áp 110kV Nga Sơn từ 40MVA – 110/35/22kV  lên 2x63MVA – 110/22kV.

- Xây dựng mới trạm 110kV KCN Nga Tân  giai đoạn đầu 63MVA-110/22kV, giai đoạn tiếp theo nâng cấp lên (3x63) MVA-110/22kV.

d. Đường dây 500kV, 220kV, 110kV:

- Cập nhật hướng tuyến đường dây 500kV từ nhiệt điện Nam Định tới 500kV Thanh Hóa.

- Cập nhật hướng tuyến đường dây 220kV từ nhiệt điện Nam Định tới 220kV Hậu Lộc.

- Cập nhật hướng tuyến đường dây 110kV từ 110kV Nga Sơn tới 110kV Hậu Lộc 2.

- Xây dựng mới tuyến điện 110kV từ trạm 110kV Nga Sơn tới trạm 110kV KCN Nga Tân dọc theo tuyến đường Long Sơn.

- Bảo dưỡng định kỳ đường dây 110kV từ trạm 220kV Bỉm Sơn tới trạm 110kV Nga Sơn.

e. Hệ thống điện trung áp

*  Lưới điện trung áp

- Lưới điện 35kV: Các lộ 35kV hiện hữu sẽ được cải tạo nắm chỉnh hướng tuyến cho phù hợp với quy hoạchđưa về vận hành ở cấp điện áp 22kV.

- Lưới điện 22kV: Đối với đường dây trên không 22kV (Đ.D.K-22kV) đầu tư và xây dựng mới dùng dây nhôm lõi thép bọc cách điện loại AsX -XLPE/HDPE, tiết diện dây dẫn được lựa chọn như sau:

Khu vực nội thành, nội thị, khu đô thị mới đã quy hoạch ổn định:

+ Đường trục chính sử dụng dây dẫn tiết diện ≥ 185 mm2.

+ Đường nhánh sử dụng dây dẫn ≥ 95 mm2.

(Hoặc sử dụng dây dẫn có khả năng mang tải tương đương)

- Khu vực ngoại thành, nông thôn:

+ Đường trục chính sử dụng dây dẫn tiết diện ≥ 150 mm2.

+ Đường nhánh sử dụng dây dẫn ≥ 95 mm2.

Đối với Đường dây cáp ngầm sử dụng loại cáp khô 3 pha, cách điện XLPE có đặc tính chống thấm dọc và ngang, lõi đồng với khả năng mang tải tương đương hoặc lớn hơn đường dây trên không.

* Trạm biến áp trung gian 35kV:

Dỡ bỏ trạm biến áp trung gian Nga Sơn.

* Trạm biến áp phụ tải:

- Cải tạo, xây dựng mới các trạm biến áp phụ tải có công suất phù hợp với từng dự án cụ thể và chuẩn hóa về cấp điện áp thông dụng 22/0,4kV.

- Đấu nối trạm biến áp mới vào đường dây 35kV hiện có phải có cấp điện áp 35(22)/0,4kV.

5.4.                5.4. Định hướng về hạ tầng viễn thông thụ động

a. Xu hướng ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thông

- Xu hướng hội tụ công nghệ hạ tầng mạng, các dịch vụ cung cấp và thiết bị đầu cuối là hướng phát triển tất yếu của nền công nghiệp viễn thông trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Mô hình mạng hội tụ cố định - di động FMC (Fixed-Mobile Convergence) với nguyên lý tích hợp, chia sẻ hạ tầng mạng (gồm mạng hữu tuyến và vô tuyến) để cung cấp các dịch vụ viễn thông cố định và di động, trở thành mục tiêu phát triển chung của hầu hết các nhà khai thác viễn thông trên thế giới. Với mục tiêu nhằm cung cấp đa dịch vụ với nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao cho người sử dụng, mặt khác làm giảm chi phí vận hành, khai thác mạng. Để hướng tới mạng hội tụ FMC, một mạng lõi toàn IP (All IP) sẽ được phát triển dựa trên Phân hệ đa phương tiện IP IMS (IP Multimedia Subsystem) - đây là tiêu chuẩn quốc tế được xác định bởi dự án 3GPP/3GPP2 (Third Generation Partnership Project) của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU). Tiêu chuẩn này hỗ trợ khả năng truy nhập cho tất cả các công nghệ hiện nay bao gồm truy nhập di động (3G, 4G, 5G; Wifi) và cố định (cáp quang, cáp đồng). Vì vậy, tiêu chuẩn IMS trở thành xu hướng then chốt để phát triển hạ tầng mạng viễn thông để tiến tới hội tụ giữa cố định và di động trong tương lai.

- Xu hướng Internet of Things (IoT): Là một hệ thống các thiết bị đồ dùng được kết nối với nhau qua mạng Internet. Chúng có khả năng trao đổi và truyền tải thông tin, dữ liệu một cách hiệu quả, tiện lợi thông qua mạng Internet mà không cần sự tương tác trực tiếp giữa người với thiết bị hay giữa người với người. Ở Việt Nam, IoT được coi là một xu thế công nghệ đầy tiềm năng có thể đem lại lợi ích to lớn. Việc khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên để phục vụ công tác quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước và nhiều lợi ích khác sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, IoT có tiềm năng được ứng dụng trong hàng loạt các lĩnh vực đang được xã hội quan tâm như: Giao thông, y tế, nông nghiệp, giáo dục…

- Xu hướng phát triển mạng viễn thông phát triển theo xu hướng hiện đại, rộng khắp làm cơ sở phát triển đô thị thông minh, kết nối các hệ thống xử lý, điều khiển thông minh; các hệ thống cảm biến, thu thập thông tin; hệ thống tương tác; các hệ thống phần mềm giúp quản lý hiệu quả đô thị, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan chính quyền. Ứng dụng công nghệ mới là nền tảng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Bao gồm các hệ thống không thực - ảo (cyber-physical system), Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây.

Trong giai đoạn tới, công nghệ viễn thông di động và cố định ở Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng chung của viễn thông toàn cầu, đáp ứng nhu cầu sử dụng và phát triển nội tại của viễn thông trong nước. Trong đó, việc ứng dụng các công nghệ thông tin di động mới cung cấp tốc độ truy cập lớn, băng thông rộng như công nghệ 4G, 5G, các công nghệ tiếp theo sẽ được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. Hạ tầng viễn thông cố định sẽ phát triển tiến tới mạng hội tụ thế hệ tiếp theo NGN/IMS; công nghệ truyền dẫn bằng cáp quang sẽ triển khai hướng tới hạ tầng mạng truyền dẫn toàn quang; phát triển công nghệ FTTx rộng khắp cung cấp các dịch vụ viễn thông cố định chất lượng cao, băng rộng đến từng cơ quan, tổ chức và các hộ gia đình.

b. Xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông:

- Các dịch vụ cơ bản (Internet, thoại, phát thanh, truyền hình) sẽ phát triển dựa trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau (cố định, di động, công nghệ truy nhập vô tuyến). Mạng Viễn thông truyền thống cung cấp hai loại hình dịch vụ: dịch vụ cơ bản (như thoại và tin nhắn) và dịch vụ truyền tải (như thuê kênh và truy cập Internet). Các dịch vụ được cung cấp trên mạng Internet đa dạng, có tính kết nối cao được phổ cập rộng rãi bao gồm các ứng dụng OTT (Over-the-top app), dịch vụ nội dung thông tin và dịch vụ công nghiệp (như thương mại điện tử).

- Trong tương lai, thiết bị đầu cuối di động sẽ tích hợp nhiều tính năng mới, trở thành “máy thông tin số”, được dùng như chứng minh thư, thẻ tín dụng, vé máy bay, là ví tiền điện tử, thanh toán, quản lý truy nhập, mua hàng hay làm chiếc chìa khoá nhà hoặc thiết bị xem phim, nghe nhạc… Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà cung cấp sẽ phát triển dịch vụ Viễn thông theo hướng hội tụ giữa dịch vụ di động với cố định và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ một cửa - một số nhận dạng - tính cước đơn giản.

c. Xu hướng phát triển hạ tầng viễn thông:

Trong thời gian tới, hệ thống cáp viễn thông tiếp tục được các doanh nghiệp đầu tư, phát triển theo hướng cáp quang hóa nhằm triển khai các dịch vụ viễn thông chất lượng cao như: Truyền hình IPTV, Internet băng rộng, truyền số liệu, điện thoại cố định,… Để đảm bảo an toàn mạng lưới và mỹ quan, yêu cầu phải ngầm hóa mạng cáp viễn thông nhằm phù hợp, đồng bộ và tuân thủ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Việc triển khai ứng dụng các công nghệ thông tin di động thế hệ thứ tư 4G, 5G và thế hệ mới sau 5G sẽ trở nên phổ biến và rộng rãi trên toàn quốc; sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử - viễn thông ngày càng mang lại nhiều sản phẩm thiết bị hạ tầng mạng có kích thước nhỏ gọn, tích hợp nhiều tính năng tiên tiến. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng đô thị, phát triển công nghệ đòi hỏi việc đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác mạng lưới viễn thông phải đảm bảo đồng bộ, an toàn, mỹ quan đô thị. Vì vậy, hạ tầng thông tin di động sẽ có những chuyển biến để phù hợp với các xu hướng phát triển trên. Các trạm BTS sẽ được xây dựng theo xu hướng các trạm không cồng kềnh, ngụy trang, thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo yêu cầu về mỹ quan.

d. Mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông thụ động:

Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có công nghệ hiện đại, tiến tiến đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của Đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của các ngành. Phát triển hạ tầng viễn thông đi đôi với đảm bảo Quốc phòng - an ninh, đảm bảo an toàn thông tin, an toàn mạng lưới, đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị, từng bước chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, hạ tầng quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản, phủ sóng mạng thông tin di động công nghệ 4G, 5G và thế hệ mới sau 5G đến 100% các cụm công nghiêp, khu dân cư trong đô thị.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng mạng băng rộng cáp quang trên địa bàn phủ đến 100% hộ gia đình.

- Phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet băng thông rộng di động 4G/5G đến mọi người dân; phát triển viễn thông đi đôi với đảm bảo An ninh - Quốc phòng, an ninh thông tin, an toàn mạng lưới, đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị.

e. Tính toán nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông với chỉ tiêu sau:

- Thuê bao cố định, Internet, truyền hình qua mạng viễn thông băng thông rộng: đạt 01 đường dây thuê bao/01 hộ dân.

Vậy trung bình 25 đường dây thuê bao/100 dân.

Dự báo dung lượng thuê bao đến năm 2045 tới các hộ dân:

200.000*25/100 dân = 50.000 đường dây thuê bao.

Dự báo dung lượng thuê bao đến năm 2045 tới các doanh nghiệp, dịch vụ thương mại 10% dung lượng tới các hộ: 50.000*10% =  5.000 đường dây thuê bao.

Vậy tổng dung lượng đường dây thuê bao của toàn khu vực đến năm 2045 là: 55.000 đường dây thuê bao các loại.

f. Định hướng phát triển hạ tầng viễn thông:

   * Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng:           

Tiếp tục duy trì nâng cấp khang trang các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các bưu cục và điểm BĐ-VH xã, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng phục vụ cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhân dân trên địa bàn.

* Hạ tầng viễn thông:

- Mạng điện thoại cố định, Internet cố định: Với nhu cầu dự báo nhu cầu thuê bao điện thoại cố định, Internet băng thông rộng cố định, truyền hình qua mạng viễn thông trong khu vực nghiên cứu cần đầu tư nâng cáp trạm truy nhập quang (AON, PON); xây dựng các tuyến cáp quang ngầm dọc các tuyến giao thông từ trạm trung tâm đô thị về trạm truy nhập quang trong khu vực nghiên cứu.

- Mạng thông tin di động: Trong giai đoạn tới theo xu hướng phát triển công nghệ, công nghệ mạng thông tin di động 2G, 3G sẽ từng bước được thay thế bằng công nghệ 4G,5G và thế hệ mới sau 5G sẽ trở nên phổ biến và rộng rãi trên toàn quốc, vì vậy sẽ được các doanh nghiệp viễn thông phải đầu tư nâng cấp, tối ưu vùng phủ sóng, để đảm bảo mục tiêu phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản, phủ sóng mạng thông tin di động công nghệ 4G, 5G và thế hệ mới sau 5G đến 100% các cụm công nghiêp, khu dân cư trong đô thị, đồng thời đảm bảo an toàn, đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị, cần phải đầu tư xây dựng các nhà, trạm, cột ăng ten thân thiện môi trường, cột ngụy trang, dùng chung cho các doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ thông tin di động băng thông rộng tốc độ cao, phạm vi bán kính phủ sóng 01 trạm là từ 300 đến 500 m. Vì vậy trong phạm vi vùng huyện cần bố trí đất để xây dựng thêm, trạm và cột ăng ten tại các cụm công nghiệp, khu dân cư mới.

- Mạng truyền dẫn:

+ Xây dựng mới tuyến cáp quang ngầm dọc Theo đường bộ ven biển để kết nối các đô thị trong tương lai.

+ Mạng cáp được xây dựng ngầm hóa toàn bộ các tuyến cáp dọc các tuyến đường chính, đường nội bộ trong khu vực nghiên cứu nhằm đảm bảo an toàn thông tin và mỹ quan đô thị.

+ Xây dựng hệ thống cống bể theo nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi và có khả năng sử dụng chung cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác sử dụng cống bể để phát triển dịch vụ.

+ Tất cả các loại cáp chính đều được đi trong hệ thống cống bể, trên đường nội bộ có mặt cắt nhỏ, có thể chôn trực tiếp ống nhựa dưới mặt đường, để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan đô thị và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác nhằm tiết kiệm chi phí khi thi công.

+ Các cống bể cáp và nắp bể đã được chuẩn hoá về kích thước cũng như kiểu dáng - theo quy chuẩn của ngành. Các bể cáp sử dụng bể đổ bê tông loại từ 1- 3 nắp đan bê tông dưới hè, vị trí và khoảng cách bể cáp cách nhau 80 - 100m. Tất cả các tuyến cống trên đường trục chính trong khu vực có dung lượng là 1-3 ống PVC F 110 x 0,5mm được đi trên hệ đường. Đặc biệt có những đoạn qua đường nên dùng ống thép hoặc ống nhựa chịu lực F110 x 0,68mm.

- Đối với các hệ thống cáp viễn thông hiện hữu, thực hiện cải tạo, chỉnh trang đảm bảo mỹ quan và an toàn cho người dân theo lộ trình:

+ Loại bỏ các đường dây cáp, sợi cáp không còn sử dụng;

+ Thực hiện buộc gọn, gia cố hệ thống dây cáp;

+ Hạ ngầm các tuyến cáp treo thuộc các khu vực, tuyến hướng theo quy hoạch phải ngầm hóa mạng cáp;

+ Loại bỏ hoặc hạ ngầm các tuyến cáp treo tại các ngã tư, nút giao thông và tuyến cáp cắt ngang qua đường giao thông.

+ Các tuyến cáp phải bố trí dọc theo các trục giao thông, do đó cần phải dành quỹ đất để xây dựng công trình hạ tầng viễn thông.

g. Tính toán nhu cầu sử dụng đất cho các công trình viễn thông thu động:

Theo xu hướng trong thời gian tới phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet băng thông rộng di động 4G/5G vì vậy để đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng di động các trạm BTS hiện có phải được cải tạo chỉnh trang, đồng thời phải bổ sung thêm vị trí xây dựng các trạm BTS, nhu cầu đất để xây dựng nhà trạm, cột ăng ten mới là 80m2/vị trí. Các vị trí cụ thể sẽ được xác định trong quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chi tiết.

5.5.                5.5. Định hướng về cấp nước:

5.5.1.          5.5.1. Nguồn nước:

Trong khu vực có 3 loại nguồn nước: Nước mưa, nước ngầm, nước mặt.

(Xem phần hiện trạng cấp nước)

Nguồn nước mặt có thể cấp nước tập trung cho huyện Nga Sơn bao gồm: sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Càn, sông Lèn. Ngoài ra nguồn nước biển có thể cung cấp cho nuôi trồng thủy hải sản nước lợ, nước biển.

Đề nghị trong các giai đoạn quy hoạch sau này giữ nguyên nguồn cung cấp nước hiện tại, nguồn nước từ sông Lèn, sông Hoạt, sông Càn, cấp nước thô cho các nhà máy nước và cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

          Công trình đầu mối điều tiết lũ, ngăn mặn tạo nguồn nước

Trong khu vực đã có 4 công trình đầu mối: cống Tứ Thôn, âu Báo Văn, âu Mỹ Quan Trang, cống Mộng Giường 2. Ngoài ra đang xây dựng 2 đập ngăn mặn, giữ ngọt là đập sông Lèn, đập sông Càn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

   Công trình đầu mối điều tiết nước đang XD: công trình thuộc Tiểu dự án thủy lợi sông Lèn (nằm trong dự án KEXIM1), trong đó có 2 cống ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn cấp nước, cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp giao thông thủy bộ cho 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc. Bao gồm:

- Đầu mối sông Lèn: Tuyến Đa Lộc, tại vị trí K32+650 đê sông Lèn thuộc xã Đa lộc (bến đò Gảnh, phía Bắc thôn Yên Hòa), huyện Hậu Lộc và xã Nga Thủy (phía Nam xóm 1), huyện Nga Sơn, cách cửa biển khoảng 3,5 km.

- Đầu mối sông Càn: Vị trí tuyến tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, cách cửa biển khoảng 9 km (Lý trình: K43+300). Công trình đầu mối sông Càn có tim dọc cống (ngang sông) cách bến đò Thánh Giá khoảng 17 m về phía hạ lưu, cách ngã ba giao cắt giữa sông Càn với kênh Càn Cụt (địa phận ranh giới giữa Thanh Hóa với Ninh Bình) khoảng 180 m về phía thượng lưu.

   Sau khi 2 công trình đầu mối sông Lèn và Càn được XD xong đi vào khai thác vận hành thì huyện Nga Sơn sẽ chủ động được nguồn nước, không còn bị tác động của thủy triều, giảm việc lệ thuộc vào nguồn nước trong mùa kiệt.

5.5.2.          5.5.2. Định hướng cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp

Dự kiến cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong các giai đoạn quy hoạch sau này từ các nhà máy nước hiện có, được nâng công suất theo các giai đoạn quy hoạch.

a. Chỉ tiêu sử dụng nước

Chỉ tiêu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp:

Bảng CN1: Chỉ tiêu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp

TT

 

Chỉ tiêu sử dụng nước

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Giai đoạn 2030

Giai đoạn 2045

1

Nước sinh hoạt (Qsh)

 

 

 

a

Đô thị

lít/người ng.đ

120

120

 

Tỷ lệ dân số được cấp nước

%

90

100

b

Nông thôn

lít/người ng.đ

90

100

 

Tỷ lệ dân số được cấp nước

%

90

100

2

Nước khu du lịch

lít/người ng.đ

200

200

3

Nước công cộng, dịch vụ thương mại

%Qsh

10%

10%

4

Nước tưới cây, rửa đường

%Qsh

10%

10%

5

Nước công nghiệp

m3/ha

22

22

6

Nước rò rỉ, dự phòng

%Qsh

15%

15%

7

Nước bản thân trạm xử lý

%Qsh

8%

8%

b. Nhu cầu sử dụng nước

Bảng CN2: Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp trong huyện Nga Sơn và 2 xã Hậu Lộc

TT

NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC

Giai đoạn 2030

Giai đoạn 2045

Chỉ tiêu

Nhu cầu QH

Số lượng

Chỉ tiêu

Nhu cầu QH

Số lượng

1

Cấp nước sinh hoạt (Qsh)

 

 

 

 

 

 

a

Cấp nước sinh hoạt ĐT

120

55.800

6.026

120

90.000

10.800

 

Tỷ lệ cấp nước sinh hoạt

90

 

 

100

 

 

b

Cấp nước sinh hoạt NT

90

119.200

9.655

100

110.000

11.000

 

Tỷ lệ cấp nước sinh hoạt

90

 

 

100

 

 

c

Cấp nước du lịch sinh thái

 

 

 

 

 

 

 

Cấp nước du lịch (10m3/ha)

10

300

3.000

10

300

3.000

 

                     Cộng

 

 

18.682

 

 

24.800

2

Cấp nước công cộng (tưới cây,
 rửa đường, cứu hỏa ...)

10 Qsh

 

1.868

10 Qsh

 

2.480

3

Cấp nước khu dịch vụ công cộng

10 Qsh

 

1.868

10 Qsh

 

2.480

4

Cấp nước khu công nghiệp

22

569,4

12.527

22

569,4

12.527

5

Khu bến xe

22

0

0

22

0

0

 

                     Cộng

 

 

34.945

 

 

42.287

6

Nước dự phòng, dò rỉ

15

 

5.242

15

 

6.343

 

                     Cộng

 

 

40.186

 

 

48.630

7

Nước cho trạm xử lý

8

 

3.215

8

 

3.890

 

                     Cộng

 

 

43.401

 

 

52.520

 8

Nhu cầu Nga Sơn

 

 

43.500

 

 

53.000

9

Nhu cấu 2 xã Hậu Lộc

 

 

2.612

 

 

2.969

 

Làm tròn số

 

 

2.500

 

 

3.000

10

Cộng Nga Sơn + 2 xã Hậu Lộc

 

 

46.013

 

 

55.489

 

Làm tròn số

 

 

46.000

 

 

56.000

- Nhu cầu sử dụng nước huyện Nga Sơn như sau:

+ Giai đoạn 2030: 43.500 m3/ng.đ

+ Giai đoạn 2045: 53.000 m3/ng.đ

- Nhu cầu sử dụng nước 2 xã huyện Hậu Lộc

+ Giai đoạn 2030: 2.500 m3/ng.đ

+ Giai đoạn 2045: 3.000 m3/ng.đ.

c. Nhà máy nước, công suất các nhà máy nước.

- Nhà máy nước: Để bảo đảm cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp trong địa bàn, huyện Nga Sơn trong các giai đoạn quy hoạch sau này, đề nghị các NMN đã có tiếp tục cung cấp nước cho huyện Nga Sơn. Giữ nguyên nguồn nước thô cấp cho các NMN.

+ Huyện Nga Sơn: Có 4 nhà máy nước.

* 03 NMN hiện có: NMN Nga Yên, NMN Nga Thiện, NMN Nga Thắng.

Đề nghị NMN Nga Thắng tiếp tục cung cấp nước cho 2 xã Quang Lộc và Liên Lộc, huyện Hậu Lộc.

* Xây dựng mới NMN Nga Thủy.

Các NMN đến giai đoạn 2030, giai đoạn 2045 cần nâng công suất để phục vụ cho nhu cầu. NMN Nga Thiện, NMN Nga Thắng XD giữa cánh đồng cho nên thuận tiện cho việc mở rộng diện tích. Trong đó NMN Nga Yên, khu đất nhà máy hiện tại chỉ có 1,07 ha, xung quanh khu đất đã được sử dụng cho các khu dân cư, không thể mở rộng. Do đó khu đất hiện tại của NMN Nga Yên chỉ đủ để nâng cấp công suất của nhà máy cho khu vực dân cư của các xã, cụm công nghiệp Tam Linh trong các giai đoạn quy hoạch sau này. Cho nên để có đủ diện tích XD NMN, đề nghị XD NMN mới tại xã Nga Thủy cấp nước cho khu công nghiệp Nga Tân và cụm công nghiệp Long Sơn.

+ Thị xã Bỉm Sơn: NMN phường Đông Sơn. Đề nghị NMN phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn  tiếp tục cung cấp nước cho 2 xã Ba Đình và Nga Vịnh, huyện Nga Sơn.

Như vậy trong các giai đoạn quy hoạch sau này trên địa bàn có 4 NMN, có 5 NMN cấp nước cho huyện Nga Sơn.

- Công suất NMN trong các giai đoạn:

Tổng hợp công suất nhà máy nước trong vùng theo các giai đoạn

Bảng CN4: Công suất nhà máy nước trong vùng theo các giai đoạn

TT

Nhà máy nước

Công suất (m3/ng.đ)

Cấp nước cho đô thị, xã

Hiện trạng

GĐ 2030

GĐ 2045

1

NMN Nga Yên
Nguồn nước: sông Hoạt

7,000

13,000

17,000

8 xã: Nga Yên, Nga Liên, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thanh, Nga Văn, Nga Trường, TT Nga Sơn (Nga Hưng, Nga Mỹ)

2

NMN Nga Thiện
Nguồn nước: sông Hoạt

10,000

10,500

14,000

8 xã: Nga Thiện, Nga Giáp, Nga Hải, Nga An, Nga Thành, Nga Phú, Nga Thái, Nga Điền

3

NMN Nga Thắng
Nguồn nước: sông Hoạt

9,800

7,500

9,500

NMN Nga Thắng giữ nguyên công suất đến 2045

3a

Cấp cho Nga Sơn

8,800

5,000

6,500

6 xã Nga Sơn: Nga Thắng, Nga Phượng, Nga Thạch, Nga Bạch, Nga Trung, Nga Thủy;(thêm Ba Đình 151 hộ) 

3b

Cấp cho Hậu Lộc

1,000

2,500

3,000

2 xã: Quang Lộc, Liên Lộc.

4

NMN Nga Thủy
Nguồn nước: sông Lèn

0

14,000

14,000

Khu công nghiệp Long Sơn,
(Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến)

 

Cộng

26.800

45.000

54.500

 

5

NMN Đông Sơn

Nước ngầm

1,000

1,000

1,500

2 xã: Ba Đình, Nga Vịnh

 

Tổng

27,800

46,000

56,000

 

- Tổng nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn huyện Nga Sơn

+ Giai đoạn 2030 là 45.000 m3/ngđ.

+ Giai đoạn 2045 là 54.500 m3/ngđ.

- Công suất nhà máy nước trong các giai đoạn:

+ NMN Nga Yên: Giai đoạn 2030 công suất 13.000 m3/ng.đ; Giai đoạn 2045 công suất 17.000 m3/ng.đ.

+ NMN Nga Thiện: Giai đoạn 2030 công suất 10.500 m3/ng.đ; Giai đoạn 2045 công suất 14.000 m3/ng.đ.

+ NMN Nga Thắng: Giai đoạn 2030 giữ nguyên công suất 9.800 m3/ng.đ; Giai đoạn 2045 giữ nguyên công suất 9.800 m3/ng.đ.

Đề nghị NMN Nga Thắng cấp cho 2 xã của huyện Hậu Lộc là Quang Lộc, Liên Lộc: Giai đoạn 2030 công suất 2.500 m3/ng.đ; Giai đoạn 2045 công suất 3.000 m3/ng.đ.

+ NMN Nga Thủy: Giai đoạn 2030 công suất 14.000 m3/ng.đ; Giai đoạn 2045 công suất 14.000 m3/ng.đ.

+ NMN Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn: đề nghị cấp cho 2 xã Ba Đình, Nga Vịnh: Giai đoạn 2030 công suất 1.000 m3/ng.đ; Giai đoạn 2045 công suất 1.500 m3/ng.đ.

d. Mạng lưới đường ống ấp nước:

Mạng lưới cấp nước từ nhà máy nước chính và nhánh sử dụng ống cấp nước HPDE, nhựa, gang, được xây dựng ngầm dưới các vỉa hè của các đường giao thông. Chi tiết thông số mạng lưới đường ống cấp nước sẽ được thiết kế, quy định trong các quy hoạch (Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết), dự án giai đoạn sau.

5.5.3.          5.5.3. Cấp nước sản suất nông nghiệp

Để bảo đảm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, ngành thủy lợi đã đánh giá hiện trạng và lập quy hoạch thủy lợi tỉnh Thanh Hóa, quy hoạch chi tiết thủy lợi vùng Bắc sông Mã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nguồn nước cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong vùng Nga Sơn tiếp tục lấy nước từ các sông Hoạt, Báo Văn, Càn, Lèn, thông qua hệ thống thủy nông đã có trong và ngoài địa bàn. Nhiều công trình thủy lợi hiện có được tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa. Một số công trình xây dựng mới.

Các công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trong các giai đoạn quy hoạch.

- Danh mục đầu tư công trình thủy lợi phục vụ tưới vùng Bắc sông Mã từ năm 2021-2025 (Có phụ lục kèm theo Bảng CN5).

- Danh mục đầu tư công trình thủy lợi phục vụ tưới vùng Bắc sông Mã giai đoạn 2026-2030 (Có phụ lục kèm theo Bảng CN6).

- Ngoài ra để phục vụ cho công tác thủy lợi, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế trong địa bàn, UBND huyện Nga Sơn còn đề xuất đầu tư XD các công trình thủy lợi (Có phụ lục kèm theo Bảng CN7).

5.6.                5.6. Định hướng về thoát nước thải:

5.6.1.          5.6.1. Tiêu chuẩn thải nước:

Các loại nước thải trong vùng: Trong vùng lập quy hoạch có các loại nước thải sau:

- Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, khu du lịch, công trình công cộng, nhà hàng.

- Nước thải công nghiệp (từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp).

- Nước thải y tế.

Chỉ tiêu, tiêu chuẩn nước thải trong các giai đoạn

Bảng TNT1: Chỉ tiêu, tiêu chuẩn nước thải trong các giai đoạn

 TT

 

Chỉ tiêu sử dụng nước

Đơn vị

Tiêu chuẩn

       

Giai đoạn 2030

Giai đoạn 2045

Ghi chú

 

1

Nước thải sinh hoạt (Qsh)

 

 

 

 

a

Đô thị

lít/người ng.đ

120

120

 

 

Tỷ lệ dân số được thu gom, xử lý nước thải

%

90

100

 

2

Nước thải khu du lịch

lít/người ng.đ

200

200

 

3

Nước thải công cộng, dịch vụ thương mại

%Qsh

10%

10%

 

4

Nước thải công nghiệp

m3/ha

22

22

 

5.6.2.          5.6.2. Tính toán lượng nước thải phát sinh

  Lượng nước thải phát sinh trong các giai đoạn

Bảng TNT2: Lượng nước thải phát sinh trong các giai đoạn

TT

NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC

Giai đoạn 2030

Giai đoạn 2045

Ghi chú

Chỉ tiêu

Nhu cầu QH

Số lượng

Chỉ tiêu

Nhu cầu QH

Số lượng

1

Nước thải sinh hoạt dân cư

 

 

 

 

 

 

 

a

Nước thải sinh hoạt dân cư ĐT

120

55,800

6,026

120

90,000

10,800

 

 

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tập trung (Qsh)

90

 

 

100

 

 

 

2

Nước thải công cộng, dịch vụ

10

 

603

10

 

1,080

 

3

                     Cộng

 

 

6,629

 

 

11,880

 

4

Nước thải CNG

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Nước thải CNG Tam Linh

22

50

1,100

22

50

1,100

 

4.2 

Nước thải CNG Tư Sy

22

15

330

22

15

330

 

4.3

Nước thải khu CNG Nga Tân, cụm CNG Long Sơn

22

504.4

11,097

22

504.4

11,097

 

 

                     Cộng

 

569.4

19,156

 

569.4

24,407

 

 

Làm tròn số

 

 

20,000

 

 

25,000

 

Tổng lượng nước thải phát sinh trong các giai đoạn:

+ Giai đoạn 2030 là 20.000 m3/ng.đ.

+ Giai đoạn 2045 là 25.000 m3/ng.đ.

5.6.3.          5.6.3. Nhà máy xử lý nước thải:

Bố trí xây dựng 4 nhà máy xử lý nước thải, vị trí xây dựng, công suất qua các giai đoạn.

Bảng TNT3: Tổng hợp các nhà máy xử lý nước thải trong các giai đoạn

TT

Nhà máy xử lý nước thải

Xử lý nước thải cho đô thị, xã

Vị trí XD

Công suất

Nguồn tiếp nhận

GĐ 2030

GĐ 2045

1

NMXLNT TT Nga Sơn

TT Nga Sơn

TT Nga Sơn

5,000

6,400

Sông Hưng Long

2

NMXLNT ĐT Hói Đào

ĐT Hói Đào

Nga Thái

3,000

3,900

Sông Càn

3

NMXLNT ĐT Điền Hộ

ĐT Điền Hộ

Nga Phú

0

2,700

Sông Càn

4

NMXLNT khu CNG Nga Tân

Khu CNG Nga Tân, cụm CNG Long Sơn

Nga Tiến

11,500

11,500

Sông Càn

5

Xử lý cục bộ trong các cơ sở sản xuát

Cụm CNG Tư Sy

Nga Bạch

500

500

Sông Lèn

 

Tổng

 

 

20,000

25,000

 

- Nhà máy XLNT tại thị trấn Nga Sơn:

+ Giai đoạn 2030 công suất 5.000m3/ngđ;

+ Giai đoạn 2045 công suất 6.400m3/ngđ.

- Nhà máy XLNT tại đô thị Hói Đào:

+ Giai đoạn 2030 công suất 3.000m3/ngđ;

+ Giai đoạn 2045 công suất 3.900m3/ngđ.

- Nhà máy XLNT tại đô thị Điền Hộ:

+ Giai đoạn 2030 chưa xây dựng;

+ Giai đoạn 2045 công suất 2.700m3/ngđ.

- Nhà máy XLNT tại KCN Nga Tân, CCN Long Sơn:

+ Giai đoạn 2030 công suất 11.500m3/ngđ;

+ Giai đoạn 2045 công suất 11.500m3/ngđ.

- Cụm CN Tư Sy, công suất 500m3/ngđ. Do quy mô của cụm CN Tư Sy nhỏ, cho nên đề nghị các cơ sở sản xuất trong cụm xử lý nước thải cục bộ, đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, được cấp phép của Sở Tài nguyên, Môi trường sẽ được xả ra môi trường.

5.6.4.          5.6.4. Định hướng mạng lưới thoát nước:

- Mạng lưới thoát nước được xây dựng ngầm dưới vỉa hè của đường giao thông.

- Huyện Nga Sơn là vùng ven biển, mạng lưới thoát nước thải nếu xây dựng không tốt sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Cho nên đề nghị vật liệu XD chính của mạng lưới thoát nước là ống nhựa HDPE, ống nhựa, ống gang, cống BTCT, ống có thể sử dụng trong môi trường nước ngầm bị nhiễm mặn.

5.7.                5.7. Định hướng rác thải:

a. Các loại rác thải trên địa bàn:

- Rác thải sinh hoạt.

- Rác thải công nghiệp.

- Rác thải y tế: Theo định hướng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030 xác định rác thải y tế được thu gom xử lý tại khu xử lý của huyện Hậu Lộc.

b. Nhu cầu rác thải trên địa bàn:

    Bảng R1: Số lượng rác thải phát sinh trên địa bàn trong các giai đoạn

TT

Loại rác thải phát sinh

Giai đoạn 2030

Giai đoạn 2045

Chỉ tiêu

Nhu cầu QH

Số lượng

(kg)

Chỉ tiêu

Nhu cầu QH

Số lượng

(kg)

1

Rác thải sinh hoạt dân cư

           

a

Rác thải sinh hoạt đô thị

0.8 kg/người

55,800

44,640

0.8 kg/người

90,000

72,000

b

Rác thải sinh hoạt nông thôn

0.7

kg/người

119,200

83,440

0.7

kg/người

110,000

77,000

2

Rác thải công nghiệp

0.3 tấn/ha

569.40

170,820

0.3 tấn/ha

569.40

170,820

 

 Tổng

   

298,900

   

319,820

 

 Làm tròn số

   

300 (tấn/ngày)

   

320 (tấn/ngày)

Lượng rác thải phát sinh toàn huyện trong các giai đoạn:

+ Giai đoạn 2030 là 300 tấn/ng.

+ Giai đoạn 2045 là 320 tấn/ng.

c. Khu xử lý rác thải

Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTG ngày 27/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó huyện Nga Sơn sẽ xử lý CTR tại khu xử lý Thung Lũy, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn.

5.8.                5.8. Định hướng nghĩa trang:

a. Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng 2014;

- Luật Bảo vệ môi trường 2014;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;

- Nghị định 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của chính phủ quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;

- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 26/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

- Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa phê duyệt quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh Thanh hóa đến năm 2025;

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Nga Sơn;

- Quy hoạch nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

b. Định hướng quy hoạch nghĩa trang:

Căn cứ Quyết định 4825/QĐ-UBND, ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035. Trong đó XD nghĩa trang nhân dân mới tại phía Nam thị trấn. Do nghĩa trang có vị trí nằm gần trung tâm huyện cho nên để nghĩa trang có thể sử dụng với thời gian lâu dài, đề nghị chuyển vị trí nghĩa trang về phía Đông Bắc huyện thuộc cánh đồng thôn 5 và 6, xã Nga Điền. Diện tích XD nghĩa trang 10 ha.

Ngoài ra mỗi xã, thị trấn, đô thị sẽ quy hoạch một khu nghĩa trang, quy mô, vị trí nghĩa trang sẽ được xác định trong quy hoạch xã, thị trấn, đô thị.

Nghĩa trang mới phải được quy hoạch chi tiết, phân khu rõ ràng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tạo sự ngăn cách với đất nông nghiệp, có trồng cây xanh cách ly; có điểm thu gom và xử lý (đốt tại nghĩa trang) chất thải rắn như gỗ quan tài, các vật dụng của người quá cố và có hệ thống thu gom xử lý nước thải, mạng lưới cống thoát nước mưa.

Các nghĩa trang hiện trạng không nằm trong khu vực quy hoạch nghĩa trang mới sẽ được đóng cửa từng bước và cải tạo theo mô hình công viên nghĩa trang. Các khu mộ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư và khu vực sản xuất nông nghiệp được di dời đến vị trí các nghĩa trang quy hoạch mới theo lộ trình.

Việc xây dựng nghĩa trang phải đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

 

CHƯƠNG 6.      PHẦN VI. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

6.1.                6.1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

6.1.1.          6.1.1. Nhóm các chương chình, dự án đầu tư:

- Nhóm dự án công nghiệp: Tập trung phát triển ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: Sản xuất điện, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, hàng may mặc, giầy da.

- Nhóm dự án nông nghiệp: Tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đảm bảo an ninh lương thực, với các sản phẩm có lợi thế như: Cây lương thực, rau quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm dự án đô thị: bao gồm các dự án xây dựng khu đô thị tại thị trấn Nga Sơn, đô thị Hói Đào, Đô thị Điền Hộ.

- Nhóm dự án về du lịch: bao gồm các dự án bảo quản, tu bổ di tích; Phát huy các giá trị cảnh quan, di tích văn hóa lịch sử, văn hóa dân gian tại địa phương, văn hóa cộng đồng gắn với phát triển du lịch cộng đồng (đặc biệt tại khu du lịch tại xã Nga Điền và Nga Thiện, các điểm du lịch như di tích Từ Thức, Mai An Tiêm…).

- Nhóm dự án hạ tầng kinh tế - xã hội: Xây dựng khu quần thể trung tâm văn hóa thể thao huyện, các đô thị mới, các cơ sở giáo dục, y tế; các dự án đầu tư phát triển du lịch.

- Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật: bao gồm các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, hệ thống giao thông (đặc biệt là các tuyến được quy hoạch thành quốc lộ, các tuyến liên kết vùng), các nhà máy cấp nước liên xã, các trạm biến áp 110KV.

- Nhóm dự án môi trường: bao gồm các dự án xây dựng khu xử lý CTR cấp huyện, các khu xử lý nước thải cho các đô thị, các hồ điều hòa. Các dự án về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

 

6.1.2.          6.1.2. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo giai đoạn:

Bảng DA1. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo giai đoạn:

STT

Danh mục các dự án

Giai đoạn (2023-2030)

Giai đoạn (2030-2045)

Nguồn vốn

I

Dự án hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

1

Giao thông

 

 

 

 

Đầu tư tuyến Đường ven biển (Nga Thủy - Nga Tiến)

X

 

Ngân sách tỉnh

 

Đầu tư tuyến đường nối xi măng Long Sơn - Đường ven biển (Nga Vịnh - Nga Tân)

X

 

Ngân sách tỉnh

 

Đầu tư tuyến đường 217 kéo dài nối đường ven biển (Nga Phượng - Nga Thủy)

X

 

Ngân sách tỉnh

 

Đầu tư tuyến đường tránh Đông QL10 (Đoạn từ Nga Thạch - Nga Hải)

X

 

Ngân sách tỉnh

 

Đầu tư tuyến đường tránh Đông QL10 (Đoạn từ Nga Thạch - Nga An)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Nâng cấp, cải tạo, mở rộng tuyến đường QL10 kéo dài nối Bỉm Sơn (Nga An - Nga Thiện)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư tuyến đường tránh vành đai phía Tây (Nga Thiện - Nga Phượng)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư tuyến đường nối QL10 nối đường ven biển (Nga Điền - Nga Tiến)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư tuyến đường kết hợp đê hữu sông Càn (Nga Thiện - Nga Điền)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư bến xe khách thị trấn

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư bến xe khách đô thị Hói Đào

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư bến xe khách đô thị Điền Hộ

 

X

Ngân sách huyện, XHH

2

Công trình cấp nước

X

 

 

 

Nâng cấp công suất NMN thị trấn (Nga Yên)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Nâng cấp công suất NMN Bắc thị trấn (Nga Thiện)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Nâng cấp công suất NMN Nam thị trấn (Nga Thắng)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư xây dựng NMN Nga Tân

 

X

Ngân sách huyện, XHH

3

Công trình cấp điện

 

 

 

 

Đầu tư xây dựng trạm 110Kv Nga Sơn 2

 

X

Ngân sách tỉnh, XHH

 

Đầu tư xây dựng điện gió (Nga Tân)

 

X

Ngân sách tỉnh, XHH

4

Hạ tầng viễn thông

 

 

 

 

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống HTVTTT các xã, thị trấn

X

 

Ngân sách huyện, XHH

5

Khu xử nước thải

 

 

 

 

Đầu tư khu XLNT đô thị tại thị trấn Nga Sơn

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư khu XLNT đô thị tại Đô thị Hói Đào

X

 

Ngân sách huyện, XHH

 

Đầu tư khu XLNT đô thị tại Đô thị Điền Hộ

 

X

Ngân sách huyện, XHH

6

Chất thải rắn

 

 

 

 

Đầu tư khu XLR tập trung tại Nga Giáp

X

 

Ngân sách tỉnh, XHH

7

Nghĩa trang

 

 

 

 

Đầu tư khu nghĩa trang tập trung tại xã Nga Điền

 

X

Ngân sách huyện, XHH

8

Kênh mương, thủy lợi

 

 

 

 

Nạo vét, kè hệ thống sông Hưng Long

X

 

Ngân sách tỉnh, huyện, XHH

 

Cải tạo hệ thống kênh mương Văn Thắng

X

 

Ngân sách tỉnh, huyện, XHH

 

Cải tạo hoàn chỉnh hệ thống kênh mương toàn huyện

X

X

Ngân sách tỉnh, huyện, XHH

II

Dự án hạ tầng xã hội

 

 

 

1

Nâng cấp cải tạo hệ thống các công trình VH-TT cấp huyện (Sân vận động, nhà thi đấu…)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

2

Nâng cấp các công trình VH-TT cấp xã, thị trấn

X

 

Ngân sách huyện, XHH

3

Đầu tư xây dựng mới bệnh viện (phòng khám đa khoa) Đô thị Hói Đào

X

 

Ngân sách huyện, XHH

4

Đầu tư xây dựng mới bệnh viện (phòng khám đa khoa) Đô thị Điền Hộ

 

X

Ngân sách huyện, XHH

5

Đầu tư xây dựng mới trường THPT tại Đô thị Hói Đào

X

 

Ngân sách huyện, XHH

6

Đầu tư xây dựng mới trường THPT tại Đô thị Điền Hộ

 

X

Ngân sách huyện, XHH

III

Dự án phát triển Du lịch

 

 

 

1

Cải tạo, đầu tư các hạng mục, công trình phục vụ các khu, điểm du lịch trên địa bàn ( như: Từ Thức, Mai An Tiêm, Chiến khu Ba Đình, chùa Tiên,…)

X

 

Ngân sách huyện, XHH

2

Kêu gọi đầu tư Khu du lịch, đô thị sinh thái ven sông Hoạt

X

 

Ngân sách huyện, XHH

IV

Dự án phát triển Công nghiệp

 

 

 

1

Kêu gọi đầu tư CCN Long Sơn

X

 

Ngân sách huyện, XHH

2

Kêu gọi đầu tư KCN Nga Tân

X

 

Ngân sách huyện, XHH

V

Dự án phát triển Nông nghiệp

 

 

 

1

Ứng dụng công nghệ cao trong SX NN

 

 

Ngân sách huyện, XHH

2

 

 

 

Ngân sách huyện, XHH

6.2.                6.2. Nguồn lực thực hiện:

- Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội sử dụng nguồn vốn nhà nước và huy động nguồn vốn xã hội hóa.

- Các dự án xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và một số dự án hạ tầng khác sử dụng nguồn vốn tư nhân trên cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.

CHƯƠNG 7.      PHẦN VII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

7.1.                7.1. Giải pháp về quản lý quy hoạch

a. Các giải pháp chung

- Thống nhất quy hoạch, thống nhất tập trung chỉ đạo của UBND huyện. Phân quyền rõ ràng cấp chỉ đạo thống nhất các lĩnh vực trên phạm vi toàn huyện về nghĩa vụ, quyền hạn vừa đảm bảo tính chỉ đạo tập trung vừa đảm bảo tính dân chủ, độc lập.

- Phối hợp các sở ban ngành của Tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành TW.

- Kế hoạch hóa từng giai đoạn phát triển, lựa chọn ưu tiên đầu tư trọng điểm có tác dụng sức bật phát triển.

- Kịp thời công bố, công khai quy hoạch. Lập kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch vùng gồm các chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư và các hoạt động đầu tư cần được thống nhất tuân thủ các vùng chức năng đã được xác lập trong quy hoạch vùng. Những hạng mục quan trọng như các tuyến giao thông chính, đầu mối hạ tầng kỹ thuật cần bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện đồng thời có cơ chế phù hợp để đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư. Thực hiện điều chỉnh các quy hoạch ngành theo các mục tiêu và chương trình của quy hoạch xây dựng vùng; đồng thời, định kỳ 5 năm cần theo dõi cập nhật, bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng cho phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh.

- Lập quy chế quản lý vùng để quản lý phát triển theo nội dung quy hoạch vùng, trong đó xác lập những yêu cầu về quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật để quản lý các quy hoạch xây dựng đô thị, dự án đầu tư xây dựng.

- Rà soát các đồ án quy hoạch xây dựng và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng trên phạm vi toàn huyện. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch; kịp thời phát hiện các vướng mắc để tổng hợp nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.

- Tổ chức lập các đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, chương trình phát triển đô thị của huyện trên cơ sở đồ án quy hoạch vùng được duyệt làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước xác định các khu vực phát triển đô thị, lập các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy định.

b. Một số đề xuất cơ chế quản lý tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm:

* Đối với thị trấn Nga Sơn và các khu vực phát triển đô thị

- Đối với các khu vực phát triển đô thị mới: hình thành trung tâm đô thị xây dựng tập trung, tiết kiệm đất đai và đầu tư hạ tầng, kiểm soát hạn chế xâm lấn các vùng nông nghiệp, các vùng cảnh quan quan trọng trong khu vực, hài hòa với khu vực làng xã đô thị hóa, có các giải pháp chính sách phát triển đa dạng nhà ở, hạ tầng đô thị, tạo việc làm đô thị, giải quyết tái định cư...

- Khu vực đô thị cũ kiểm soát phát triển theo các quy chế quản lý của khu vực, hạn chế gia tăng mật độ, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và không gian cây xanh mặt nước.

- Các dự án phát triển khu vực giáp ranh với thị trấn phải có sự kết nối hợp lý căn cứ theo tổng thể không gian và hạ tầng toàn vùng.

- Các điểm đô thị mới hình thành phải đáp ứng yêu cầu dịch vụ thương mại, công nghiệp, du lịch.

- Ưu tiên vốn của ngân sách nhà nước cho phát triển hệ thống giao thông liên kết đô thị - thị trấn với các khu đô thị, với các trung tâm cụm xã và trung tâm xã để phát huy hiệu quả cung cấp dịch vụ đô thị về thương mại tài chính, tín dụng, đào tạo, y tế giáo dục văn hóa...đến các khu vực nông thôn đồng thời là thị trường của khu vực kinh tế nông thôn

- Thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà ở đô thị và một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị... theo hình thức BOT, BT, FDI. Tiếp cận và phát triển thị trường bất động sản. Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động hoặc tham gia vào thị trường bất động sản thông qua cơ chế đấu giá đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực đô thị.

*Đối với khu vực dân cư nông thôn:

- Các điểm trung tâm cụm xã, trung tâm xã phải đáp ứng yêu cầu dịch vụ nông, ngư, lâm nghiệp - nông thôn, cung cấp các dịch vụ y tế, dạy nghề và phúc lợi, vận tải, khai thác tài nguyên, du lịch, tiểu thủ công nghiệp.

- Các điểm dân cư nông thôn phải được kiểm soát quản lý trong quá trình đô thị hóa, phát triển trên cơ sở bảo toàn các khu vực nông nghiệp và lâm nghiệp, các vùng cảnh quan có giá trị. Bảo vệ các vùng dân cư nông nghiệp thuần nông, khai thác theo hướng du lịch tham quan các nhà vườn trồng rau, hoa sạch, trang trại.

- Huy động sự đóng góp của nhân dân, xã hội hóa một số dự án như đường giao thông liên thôn, liên xã.

- Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách. Thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội thực hiện giảm thủ tục hành chính và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể của xã, thôn để tất cả các hộ gia đình của các xã vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất và đời sống.

*Đối với phát triển công nghiệp:

- Tạo các chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đặc biệt công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, may mặc, hàng tiêu dung, VLXD...

- Có chính sách đối với các khu khai thác vật liệu xây dựng, sau khi hoàn nguyên, chuyển đối mục đích sử dụng và khai thác.

- Các cụm công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp phải quản lý kiểm soát quy mô hoạt động và những tác động môi trường.

*Đối với phát triển du lịch:

- Phát triển các loại hình du lịch cần được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương, phù hợp với tiềm năng sẵn có. Phát triển các mô hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng - văn hóa tâm linh - trải nghiệm theo từng giai đoạn cụ thể.

- Kêu gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân các tổ chức lữ hành trong nước và ngoài nước, xin hỗ trợ ngân sách của tỉnh hoặc sử dụng ngân sách huyện để đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện thắp sáng) cho các cơ sở du lịch; Xã hội hóa các đơn vị, các nhà đầu tư doanh nghiệp, cá nhân. đứng ra xây dựng các cơ sở vật chất như: nhà nghỉ, nhà ăn uống, khu vui chơi, phương tiện đưa đón phục vụ khách.

- Căn cứ tiềm năng để phát triển du lịch theo từng loại hình phù hợp với từng địa phương, huyện cần có quy hoạch sử dụng quỹ đất một cách hợp lý để phát triển mô hình du lịch, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài. Do vậy trong quá trình lập Đề án xây dựng nông thôn mới cần đưa kế hoạch sử dụng quỹ đất dành cho du lịch vào trong danh mục tổng thể chung của Đề án.

- Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin, Internet vào sử dụng trong các hạng mục công trình: nâng cao chất lượng hệ thống thông tin liên lạc, tra cứu, tìm hiểu, quảng bá phục vụ tại các điểm du lịch.

- Ở mỗi xã cần có kế hoạch tưng bước để bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng; các giá trị văn hóa vật thể - phi vật thể của các dân tộc như: tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp tỉnh và các di tích lịch sử văn hóa khác. Đồng thời có kế hoạch tu bổ các hang động, bảo vệ các danh thắng, khu bảo tồn...

- Tạo sản phẩm riêng của địa phương, khôi phục, phát triển các làng nghề (rèn, mộc, đóng thuyền, đan lưới...) để tạo thêm việc làm phát triển nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.

*Đối với các vùng cảnh quan tự nhiên:

Các vùng sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các vùng cảnh quan tự nhiên có giá trị khu vực cảnh quan đồi núi, rừng tự nhiên.; khu vực di tích cấp tỉnh được công nhận, cần có cơ chế chính sách để quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên đồng thời thúc đẩy kinh tế hàng hóa tài nguyên và môi trường.

Một số chính sách có thể áp dụng như: chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường, những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó.

* Đối với hoạt động đất đai, khai khoáng, các mỏ khoáng sản, mỏ vật liệu xây dựng:

Tuân thủ các quy hoạch được duyệt như: Quy hoạch khoáng sản tỉnh Thanh Hóa (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 4343/QĐ-UBND ngày 14/10/2020); Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5368/QĐ-UBND ngày 28/12/2018); Điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã phê duyệt trước ngày 01/01/2019 tại Quyết định số 4343/QĐ- UBND ngày 14/10/2020 của UBND tỉnh...

Các vị trí, quy mô các mỏ khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng đã được tích hợp trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Nga Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 2600/QĐ-UBND ngày 20/7/2023.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chỉnh phủ Phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023.

7.2.                7.2. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch

a. Giải pháp về cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư:

- Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Phổ biến rộng rãi các quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của Tỉnh Thanh Hóa; ban hành các chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với một số ngành nghề thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của huyện. Tạo môi trường thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục trong đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư: Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước. Chú trọng cung cấp thông tin, quảng bá những tiềm năng thế mạnh, những cơ hội làm ăn và định hướng phát triển của tỉnh Thanh Hóa cho các nhà đầu tư. Xây dựng và cập nhật thường xuyên tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng và phát triển gói thông tin và trang web chất lượng cao dành cho các nhà đầu tư: cung cấp đầy đủ và minh bạch hệ thống các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, danh mục các lĩnh vực ưu tiên và ưu đãi đầu tư, thông tin chi tiết về các ưu đãi đầu tư theo danh mục lĩnh vực được ưu tiên, trao đổi, thông tin hỗ trợ giải đáp thông tin cho các nhà đầu tư.

- Lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, danh mục các đối tác vận động đầu tư. Đối với đầu tư nước ngoài tập trung vào các đối tác chiến lược và tiềm năng, các tập đoàn đa quốc gia.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi thuê đất, giải phóng mặt bằng các công trình, quan tâm giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà đầu tư

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đối với các thành phần kinh tế.

- Xây dựng các chính sách ưu tiên, ưu đãi khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật nhằm tạo ra mạng lưới hạ tầng đồng bộ, liên thông phục vụ có hiệu quả cho các dự án phát triển kinh tế xã hội khác: Miễn giảm thuế các loại trong một số năm, giảm tiền thuê đất cho các loại hình dịch vụ, ưu tiên nhanh chóng trong giải quyết thủ tục đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu và khu tái định cư (nếu có) của dự án đối với các dự án trong danh mục khuyến khích đầu tư, hỗ trợ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ cho công tác vận động thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại đầu tư, hỗ trợ chi phí thông báo thành lập doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm, hỗ trợ thủ tục hành chính... Các chính sách này phải đảm bảo nhất quán, lâu dài và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư.

- Phát triển thị trường tài chính, tín dụng: Tạo điều kiện cho tất cả các ngân hàng, quỹ tín dụng trong và ngoài nước mở rộng hoạt động trên địa bàn

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư:

Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ đối với các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, y tế và các hoạt động dịch vụ khác, đảm bảo nguyên tắc tăng tỷ lệ xã hội hóa trong cơ cấu nguồn kinh phí và mô hình quản lý. Huy động các nguồn vốn trong dân và doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình xã hội hóa đường giao thông quy mô nhỏ, kiên cố hóa kênh mương, lát vỉa hè, cây xanh...

Các dự án khuyến khích xã hội hóa, ngoài các chính sách ưu đãi hỗ trợ chung cho các dự án đầu tư được hưởng thêm các hỗ trợ khác về ưu đãi thuê đất, ưu đãi về cho thuê cơ sở vật chất và hỗ trợ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của tỉnh.Khuyến khích áp dụng hình thức hợp tác công tư (mô hình PPP) để thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp để đầu tư phát triển đô thị. Các lĩnh vực khuyến khích áp dụng hình thức hợp tác công tư: Giao thông, Hệ thống cung cấp nước sạch, Nhà máy điện, Y tế (bệnh viện), Môi trường (nhà máy xử lý nước thải, CTR), các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

b. Đẩy mạnh công tác thu ngân sách và quản lý sử dụng ngân sách:

Tăng cường thu ngân sách bằng các các cơ chế trong ưu đãi và cưỡng chế nộp thuế.

Tăng cường khai thác nguồn thu từ quỹ đất để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các đô thị. Chú trọng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất, là một phương thức đã được thực hiện thành công ở một số địa phương.Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn vốn phục vụ hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là vốn ngân sách. Cần phải rà soát lại các chính sách và phát triển đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển theo nguyên tắc bố trí vốn trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tập trung vốn để thực hiện các đề án, chương trình và dự án trọng điểm.

 

CHƯƠNG 8.      PHẦN VIII. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG VÙNG

8.1.                8.1. Các giải pháp về bảo vệ môi trường trong vùng

8.1.1.          8.1.1. Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường:

a. Giải pháp bảo vệ môi trường đất

Trong quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2035 đã định hướng được việc sử dụng đất trên cơ sở bố trí quy hoạch phát triển nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, đô thị và khu dân cư. Các định hướng có thể phát huy tối đa tiềm năng tự nhiên và thế mạnh của tài nguyên đất. Tuy nhiên về phương diện môi trường, cần lưu ý đến những khía cạnh sau đây trong từng kiểu sử dụng đất cụ thể để có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững hơn.

- Phát triển và mở rộng các đô thị trong vùng cần chú ý các tác động rủi ro môi trường do các vùng bị nhiễm phóng xạ, nhiễm chất độc do chiến tranh, các khu vực còn tồn lưu bom, mìn. Cần đo đạc và khảo sát khoanh vùng cấm

- Đối với các khu công nghiệp trong vùng: cần tính toàn kỹ các giải pháp thoát nước cho mỗi khu và xây dựng hệ thống thoát riêng đối với nước thải và nước mưa. Tránh nước thải có lẫn dầu mỡ chảy tràn theo nước mưa ra môi trường xung quanh ảnh hưởng tới chất lượng đất.

- Khai thác sử dụng đất khu vực nông thôn cần có sự đầu tư đồng bộ, gắn liền phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá nông thôn.

- Dân cư vùng miền núi và vùng gò đồi, cần hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp với từng loại cây trồng, sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, trong sản xuất nông, lâm nghiệp, giảm tối đa sự ô nhiễm gây ra với môi trường đất và nước.

- Đẩy mạnh phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất gắn với phát triển du lịch sinh thái.

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các loại đất chuyên dụng.

b. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong vùng gây ô nhiễm bụi cao cần phải có các giải pháp kỹ thuât như: lắp đặt hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất, hạn chế ảnh hưởng độc hại của các chất ô nhiễm trong không khí tới sưc khoẻ người lao động. Đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm ngay khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động.

- Tại các khu tập trung dân cư (các khu chợ, các cụm công nghiệp khai thác đá nhỏ…) nên bố trí trồng cây xanh bên đường tại các nút giao thông có mật độ phương tiện cao, trồng cây xanh quanh khu vực các cụm công nghiệp gây ô nhiễm bụi, các cảng hàng không nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn.

c. Giải pháp bảo vệ môi trường nước

*   Đối với nguồn nước mặt

- Đối với nước mặt tại các đô thị: Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải riêng cho mỗi đô thị, khu, cụm công nghiệp, nhằm hạn chế sự xâm nhập các nguồn nước ô nhiễm vào nguôn nước mặt.

-Trong hoạt động sản xuât nông nghiệp, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải đúng quy định, đủ liều lượng, tránh tình trạng tồn dư các hoá chất trong nhiều năm gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất và nước mặt khu vực nông thôn.

-Vét nạo sông, kênh và rạch, hiện đang bị phù sa lắng tụ, làm dòng nước bị tắc nghẽn, trở nên cạn ở nhiều nơi.

- Phát triển hệ thống thủy lợi liên kết liên hoàn từ vùng nuôi trồng thủy sản đến vùng phát triển trồng trọt hay trồng rừng để tạo môi trường sinh thái, theo nguyên lý chất thải của nuôi trồng thủy sản là nguồn cấp dinh dưỡng cho nông nghiệp và lâm nghiệp, đồng thời nông nghiệp và lâm nghiệp làm vai trò xử lý chất thải cho nuôi trồng thủy sản. Biện pháp này còn giúp giảm bớt sử dụng nước mặt vào mùa khô và tăng nguồn nước tràn trên mặt để chống xâm nhập mặn;

- Định hướng sử dụng nước mưa nhằm ứng phó suy giảm tài nguyên nước.  Đây là nguồn nước nhìn chung có chất lượng tốt (trừ những trận mưa đầu mùa và ở một số khu vực đô thị, công nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí), tuy nhiên do tính phân bố không đều theo thời gian của nó nên khả năng sử dụng nước mưa bị giới hạn trong 6 tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5). Ngoài mục đích sử dụng trong nông nghiệp nhờ trời, nước mưa nên được tận dụng tối đa để làm nguồn nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có điều kiện để phát triển hệ thống cấp nước tập trung, hoặc ở những nơi gặp khó khăn về nguồn nước mặt.

*   Đối với nước thải

- Nước thải công nghiệp: Từng bước áp dụng các công nghệ phù hợp với mỗi ngành công nghiệp, Mỗi ngành công nghiệp đều có hệ thống xử lý riêng và chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt TCVN 5945-2005, loại C, sau khi xử lý tại mỗi cơ sở sản xuất, nước thải được thu gom vào hệ thống xử lý tập trung cho toàn khu, trước khi thải ra các hồ sinh học nước thải phải đạt được TCVN 5945-2005, loại B.

- Nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư: được thu gom tập trung và xử lý cục bộ tại ngay những nơi phát thải (thông thường bằng bể tự hoại 2 – 3 ngăn), bằng hệ thống đường ống thu gom nước thải tại mỗi đô thị.

- Nước thải khu vực nông thôn: khuyến khích các hộ dân sử dụng hố xí tự hoại và hố xí hợp vệ sinh tại khu vực dân cư nông thôn và miền núi.

d. Giải pháp bảo vệ hệ sinh thái

Các tài nguyên sinh học trên địa bàn huyện Nga Sơn gồm có: hệ thực vật tự nhiên trên cạn (chủ yếu là cây rừng tự nhiên và đồng cỏ tự nhiên), hệ động vật tự nhiên trên cạn. Chúng kết hợp với nhau tạo nên tính đa dạng sinh học đặc thù địa phương. Các tài nguyên sinh học này vừa có giá trị bảo tồn cao, lại vừa có giá trị về mặt kinh tế, do đó cần biết cách kết hợp hiệu quả giữa mục tiêu bảo tồn và mục tiêu phát triển kinh tế. 

- Các đô thị: Cần xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm áp lực lên môi trường sống (giảm thiểu tối đa lượng chất thải trong các đô thị bằng các biện pháp tái chế, tái sử dụng lại chất thải).

Những định hướng, giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên sinh học trên địa bàn huyện Nga Sơn trong những năm tới là:

Kết hợp giữa trồng cây gây rừng với tỉa thưa rừng ở một mức độ cho phép để rừng được phát triển tốt hơn;

Khai thác tối đa vai trò của các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong môi trường đất, chất thải rắn và nước nhằm góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và xử lý chất thải rắn hữu cơ theo hướng làm phân compost. Muốn vậy cần phải bảo vệ chúng thông qua việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

8.1.2.          8.1.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường:

- Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị, công nghiệp, dịch vụ, trong các kế hoạch phát triển đợt đầu, trung hạn và dài hạn cần xác định rõ yêu cầu chỉ tiêu sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường. Các chương trình, dự án phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm đất đai (nhất là đất lúa năng suất cao), năng lượng điện, tài nguyên nước mặt và nước ngầm… kiên quyết không cho phép xây dựng nếu không có đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường.

- Tiến hành xây dựng các cơ chế chính sách về bảo vệ tài nguyên, trong đó có chế tài xử lý, xử phạt các hành vi xâm phạm tài nguyên, sử dụng tài nguyên không hiệu quả hoặc ít hiệu quả và ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đồng thời cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải bỏ chi phí tự khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

Các khu, cụm công nghiệp cần có nhà máy xử lý nước thải cục bộ. Hướng làng nghề vào quy trình sản xuất kỹ thuật tiên tiến hướng tới tập trung thành điểm, cụm nhỏ trong trung tâm xã khi có điều kiện.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức về môi trường.

8.2.                8.2. Giải pháp phòng, chống thiên tai và thích ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng

8.2.1.          8.2.1. Các định hướng chung

Căn cứ Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tại “Quyết định số 3716/QĐ-UBND ngày 09/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh V/v ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quyết định số 2646/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa v/v Phê duyệt Phương án phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021.

Ứng dụng cụ thể các giải pháp vào quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, như sau:

a. Các nhiệm vụ chủ yếu:

- Xây dựng hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp, nông thôn khoa học, tiết kiệm nước, kết hợp chuyển đổi một số loài cây trồng, thời vụ trồng ít sử dụng tới nguồn nước;

- Có giải pháp lưu trữ nguồn nước sạch và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, ưu tiên cho các hoạt động dân sinh, chống ngập úng tại các khu vực đô thị, dân cư tập trung;

- Ứng dụng công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt, sản xuất; áp dụng tiêu chuẩn trong xây dựng phù hợp với BĐKH; nâng cấp hạ tầng giao thông, cấp thoát nước.

- Hoàn thiện hệ thống cảnh báo nguy cơ xảy ra các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, cháy rừng; Quy hoạch, chủ động di dời, sắp xếp lại các khu dân cư, cụm dân cư phòng chống rủi ro, thiên tai;

- Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp thích ứng với điều kiện của BĐKH;

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức, năng lực để ứng phó với tác động của BĐKH.

b. Các giải pháp:

- Giải pháp về tăng cường năng lực và thể chế chính sách:

+ Tăng cường công tác quản lý thực hiện Kế hoạch thông qua Ban chỉ đạo, phân công cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo trong việc quản lý thực hiện Kế hoạch và có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết;

+ Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh về BĐKH và các vấn đề liên quan đến ứng phó với BĐKH;

+ Đẩy mạnh phối hợp, tham gia của các cơ quan liên quan.

- Giải pháp khoa học công nghệ

+ Tăng cường nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin và triển khai các nội dung cơ bản của chiến lược, chính sách về BĐKH. Cụ thể hóa chiến lược quốc gia về BĐKH bằng các đề tài, dự án nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH, dự báo, cảnh báo thiên tai;

+ Củng cố và hoàn thiện tổ chức khoa học công nghệ ở các ngành và các cấp về BĐKH; đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động khoa học công nghệ về BĐKH ở các cấp, các ngành;

+ Ứng dụng hiệu quả công nghệ về ứng phó với BĐKH trong các ngành, lĩnh vực; kết hợp với các sở, ban ngành đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, tiến hành triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên sâu về BĐKH và các giải pháp ứng phó với BĐKH một cách cụ thể.

- Giải pháp về huy động nguồn lực

+ Tăng cường, chủ động, kết nối với các bộ ngành, trung ương huy động nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các dự án về BĐKH; kêu gọi sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp và cộng đồng trong thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH;

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động các nguồn lực, bao gồm nguồn xã hội hóa, nguồn tài chính của Trung ương, các dự án ODA, của các tổ chức phi chính phủ thông qua các chương trình, dự án phát triển và nhân rộng mô hình thích ứng, hỗ trợ sinh kế;;

+ Đề nghị sự hỗ trợ, phân bổ kinh phí cho hoạt động ứng phó với BĐKH của Chính phủ, các Bộ ngành của Trung ương; có kế hoạch lồng ghép kế hoạch ứng phó với BĐKH vào các kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực thông qua các dự án phát triển cụ thể.

- Giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế:

+ Có phương án tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ của quốc tế trong các vấn đề liên quan đến BĐKH, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực; đề xuất các hướng tài trợ nhằm huy động tối đa sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực BĐKH;

+ Hợp tác, kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực, trao đổi thông tin, thiết lập mạng lưới đối tác song phương và đa phương về BĐKH.

8.2.2.          8.2.2. Giải pháp phòng, chống thiên tai huyện Nga Sơn

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên - hiện trạng và các định hướng phát triển và Kế hoạch phòng, chống thiên tai huyện Nga Sơn tại theo Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 12/4/2022 của tỉnh Thanh Hóa.

Ứng dụng cụ thể các giải pháp vào quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, như sau:

a. Công tác phòng ngừa:

*Giải pháp phi công trình:   

- Củng cố, nâng cao năng lực bộ máy điều hành Phòng chống thiên tai và TKCN các cấp.

- Tăng cường năng lực tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn

- Xây dựng các phương án PCTT, sơ tán dân: Căn cứ vào đặc điểm thiên tai của địa phương, hiện trạng các công trình PCTT và cơ sở hạ tầng hiện có trên địa bàn, hàng năm các xã, thị trấn tổ chức rà soát, bổ sung và phê duyệt các phương án:

+ Các xã, thị trấn khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê cụ thể số hộ, số khẩu trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng, đồng thời bổ sung, hoàn thiện phương án sơ tán dân chi tiết, cụ thể đến từng thôn, bản, tổ dân phố, hộ gia đình.

+ Các xã, thị trấn có hồ đập tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình hồ đập; xác định các trọng điểm xung yếu và xây dựng phương án PCLB bảo vệ trọng điểm; phối hợp với chủ các hồ chứa xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các hồ.

+ Các phương án phải khả thi, sát với thực tế, đồng thời tổ chức triển khai công tác chuẩn bị “4 tại chỗ” theo phương án được duyệt.

- Bảo vệ và phát triển rừng:Bảo vệ và phát triển ổn định đất lâm nghiệp, quy hoạch rừng phòng hộ, nhằm phát huy tốt chức năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ các hồ đập thủy điện thủy lợi, bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu năm 2021 duy trì độ che phủ rừng hàng năm 43,0%, phát triển rừng theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng rừng bền vững.

- Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt: Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu. Phát triển và sản xuất các loại giống cây trồng có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, chịu được nhiệt độ bất thường, giống có thời gian sinh trưởng ngắn thích ứng được điều kiện bất lợi của thời tiết. Tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai.

- Về lĩnh vực vật nuôi:

Thực hiện các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi trong điều kiện thời tiết bất thường.

Tu sửa, che chắn chuồng trại, không để mưa tạt, gió lùa. Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Dự trữ thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm. Đưa vật nuôi thả núi về nhốt tại chuồng, không thả rông vật nuôi khi có mưa, bão, giá rét.

Tiêm phòng các loại vaccin phòng bệnh cho vật nuôi. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, tiêu độc sát trùng để ngăn chặn dịch bệnh phát sinh.

- Một số giải pháp khác:

Lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện gắn với yêu cầu phòng, chống thiên tai, tránh để xảy ra chồng chéo, mâu thuẫn về quy hoạch gây tác động xấu đến môi trường và tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

Rà soát quy hoạch sử dụng đất, bố trí khu dân cư, đô thị, phát triển các cơ sở hạ tầng, dịch vụ phù hợp quy hoạch và đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai; đối với các hộ dân nằm trong khu vực rủi ro cao cần có kế hoạch di dời đến nơi an toàn; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Luật thủy lợi và Luật Phòng, chống thiên tai.

Quản lý chặt chẽ nguồn nước, hạn chế thất thoát, lãng phí nước ở các hồ đập. Điều tiết, phân phối và sử dụng nguồn nước hợp lý, thực hiện tưới tiết kiệm nhằm hạn chế tối đa tình hình hạn hán có thể xảy ra, nhất là ở những khu vực thường xuyên khó khăn về nguồn nước tưới, như các xã Cẩm Long, Cẩm Tâm, Cẩm Châu, Cẩm Quý và Thị trấn Phong Sơn.

* Giải pháp công trình

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng với BĐKH. Trong đó ưu tiên xây dựng, tu bổ nâng cấp hệ thống hồ chứa, hệ thống đập dâng, kè bờ sông, các công trình cộng đồng tránh lũ, các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn và các cơ sở hạ tầng khác. Đầu tư, cải tạo các hệ thống tiêu úng, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tăng cường khả năng thoát lũ trên các lưu vực khe, suối, lòng sông Mã.

Đầu tư khắc phục sự cố, nâng cấp, hồ đập, xử lý sạt lở bờ sông Mã, di dân khẩn cấp, xây dựng khu tránh trú ngập lụt cho nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt. Đồng thời sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để đầu tư, sửa chữa công trình phòng chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ hàng năm, nhất là hồ đập, khắc phục sạt lở, ổn định dân cư.

b. Các giải pháp ứng phó thiên tai:

Trên cơ sở các phương án PCTT đã phê duyệt và căn cứ diễn biến tình hình thiên tai xảy ra trên địa bàn, các ngành, các cấp chủ động triển khai phương án và lựa chọn các biện pháp phù hợp để ứng phó thiên tai một cách linh hoạt, có hiệu quả. Các biện pháp cơ bản ứng phó với thiên tai như sau:

-  Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:

+ Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

+ Di chuyển thuyền, bè, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên sông, trên suối ra khỏi khu vực nguy hiểm; neo đậu để bảo đảm an toàn;

+ Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

+ Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

+ Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

+ Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

+ Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

+ Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

+ Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

-   Biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán:

+ Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán;

+ Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;

+ Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;

-   Biện pháp cơ bản ứng phó đối với sương muối, rét hại:

+ Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương;

+ Triển khai chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc;

+ Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.

-   Biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất:

+ Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;

+ Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;

+ Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;

+ Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.

Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá và các loại thiên tai khác, căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biễn thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.

c. Công tác khắc phục hậu quả:

Triển khai kịp thời công tác vệ sinh, môi trường, tiêu độc, khử trùng; phòng chống dịch bệnh, chăm sóc y tế; xử lý nguồn nước sạch cho người dân khu vực bị thiên tai.Tổ chức thống kê, đánh giá đúng thực chất thiệt hại do thiên tai gây ra, tổng hợp báo cáo kịp thời cấp trên và đề xuất nhu cầu hỗ trợ và phương án khắc phục hậu quả.

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu và các điều kiện thiết yếu khác để phục hồi sản xuất; cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý bình ổn giá, bình ổn thị trường.

Hỗ trợ sửa chữa, khắc phục trước mắt các công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, cơ sở y tế, trường học, thủy lợi, cấp nước, điện lực, thông tin liên lạc... nhằm giải quyết những nhu cầu cấp thiết của nhân dân. Tiến hành phân loại các hạ tầng bị hư hỏng nặng đưa vào chương trình, kế hoạch trung hạn, dài hạn để sửa chữa, khôi phục, nâng cấp theo hướng bền vững, lâu dài.

Huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

 

CHƯƠNG 9.      PHẦN IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc lập điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 là cần thiết, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, tận dụng tốt thời cơ, vận hội mới của tỉnh. Nhằm cụ thể hóa các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung và của huyện Nga Sơn nói riêng. Đồng thời, là nguồn động lực đưa kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn bứt phá đi lên mạnh mẽ trong những năm tới làm cơ sở tổ chức, quản lý, đầu tư đồng bộ hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch vùng huyện Nga Sơn đã được lập đảm bảo các nội dung theo quy định pháp luật của Nhà nước hiện hành.

Kính đề nghị Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo./.


CHƯƠNG 10.  PHỤ LỤC – HIỆN TRẠNG

Phụ lục 1: Hiện trạng trạm bơm tiêu huyện nga sơn

TT

Tên công trình

Vị trí

Năm XD

Năm SC

Quy mô

Nhiệm vụ

Ghi chú

Số Lượng

Q1 máy  (m3/h)

Ftk (ha)

Ftt (ha)

I

TRẠM BƠM TƯỚI TIÊU KẾT HỢP

1

Xa Loan

Nga Văn

1971

2014

6

4000

4470

1250

Hoạt động bình thường

2

Nga Thắng

Nga Thắng

1986

 

10

2500

984

980

Máy bơm và các thiết bị điện đã xuống cấp

3

Nga Thiện

Nga Thiện

1989

 

6

2500

590

590

Máy bơm và các thiết bị điện đã xuống cấp

4

Ba Đình

Ba Đình

1981

2009

4

2x1000+2x1120

150

150

Nhà quản lý mới làm lại năm 2009, máy bơm đã xuống cấp

II

TRẠM BƠM TIÊU 

1

Nam Nga Sơn

Nga Thạch

2000

 

7

2500

787

600

Xuống cấp, cần được nâng cấp, tu sửa máy bơm, kênh bể hút

2

Nga Vịnh 2

Nga Vịnh

1981

 

5

1.12

250

200

Xuống cấp, bể hút bị hư hỏng

       (Nguồn: UBND huyện Nga Sơn).

Phụ lục 2: hiện trạng kênh tiêu huyện Nga Sơn

TT

Tên công trình

Vị trí

Chiều dài
(km)

Bđ (m)

H (m)

Nhiệm vụ
(ha)

Ghi chú

I

SÔNG HƯNG LONG

 

 

 

 

 

1.1

Kênh ngang Nam

Nga Thanh, Nga Thuỷ

4450

7

1.7

490

Kênh bị lấn chiếm hành lang

1.2

Kênh Hưng Long

Ba Đình, Nga Văn, Thị Trấn, Nga Yên, Nga Thanh, Nga Tân, Nga Tiến

16110

10

2.25

7326

Tuyến kênh được nạo vét và cứng hóa 5km từ ngã 3 Tứ Thôn đến bệnh viện trung tâm thị trấn. Từ sau Tb.Xa Loan kênh đi qua vùng đất cát nên bồi lắng nhiều. Trên tuyến kênh đang bị dân ngâm luồng, lấn chiếm bờ kênh.

1.2.1

Kênh Núi Sến

Nga Văn, Ba Đình, Nga Thắng

2500

3.5

1.25

350

Bị bồi lắng

1.2.2

Kênh Cầu Rờm

Thị Trấn, Nga Mỹ, Nga Hưng

2700

4

1.36

480

Bị bồi lắng

1.3

Kênh sông Mười

Nga Tân

2700

6

1.28

950

Bị bồi lắng

1.3.1

Kênh Mậu Đức

Nga Liên

4000

6

1.34

1000

Bị bồi lắng

1.4

Kênh Yên Hải

Nga Yên, Nga Hải

673

3

1.46

 

Bị bồi lắng

1.5

Kênh Lê Mã Lương

Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Văn

5560

5

1.5

440

Bị bồi lắng

1.6

Kênh Văn Trường Thiện

Nga Thiện- Trường- Văn

4648

4.5

1.5

280

UBND huyện đã nạo vét năm 2012-2013

1.7

Kênh cầu Cúp

Nga Thiện- Trường- Yên

4200

4

1.65

870

Bị bồi lắng

1.8

Kênh cầu Huyền

Nga Giáp,  Nga Hải, Nga Yên

4035

3

1.6

1085

Bị bồi lắng

II

SÔNG LÈN

 

 

 

 

 

 

1

Kênh Sao Sa (đến đường 524 là 4213m, đến cửa Sung là 4905m)

Nga Lĩnh,  Nga Nhân, Nga Trung, Nga Bạch

4905

5

1.65

800

Đi qua vùng đất cát nên tốc độ sạt lở và bồi lắng nhanh, các cầu cống trên kênh hầu hết bị hư hỏng và thiếu ảnh hưởng đến dẫn nước và trữ nước của các trạm bơm Nga Trung, Nga Bạch

2

Kênh cầu Mè 2.1km- Hói Ráng 1.8km

Nga Lĩnh, Nga Nhân, Nga Thạch

3891

5

1.5

1060

Bị bồi lắng

3

Kênh Hoa Tuệ

Nga Nhân, Nga Bạch

2120

5

1.45

1000

Bị bồi lắng

III

SÔNG HOẠT

 

 

 

 

 

 

1

Kênh Đình Vịnh

Ba Đình, Nga Vịnh

4000

5

1.45

450

UBND huyện đã nạo vét năm 2012-2013

1.2

Kênh Văn Thắng

Nga Thắng, Nga Văn

4245

11

1.85

1300

Hàng năm bị bồi lắng, cầu cống trên kênh có cao trình cao gây cản trở dòng chảy

1.2.1

Kênh Đồng Mậu

Ba Đình, Nga Thắng

3200

4.5

1.5

390

UBND huyện đã nạo vét năm 2012-2013

1.2.2

Kênh Đình Thắng

Ba Đình, Nga Thắng

2100

4

1.55

300

Bị bồi lắng

IV

SÔNG CÀN

Nga Thiện, Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Tiến, Nga Tân.

23700

33

 

 

Bị bồi lắng

1

Kênh ngang Bắc

Nga Liên- Thành- An- Phú

7906

7

1.75

515

Bị bồi lắng

2

Kênh Tiến An- Hải Sơn

Nga Liên, Nga Tiến

2500

 

 

 

Bị bồi lắng

3

Kênh Tiến Thành

Nga Liên, Nga Tiến

2400

7

1.42

1300

UBND huyện đã nạo vét năm 2012-2013

4

Kênh Điền Tư

Nga Thái

2550

7

1.46

1370

Bị bồi lắng

5

Kênh Giáp An Thái -

Nga An, Nga Thái

3050

6

1.67

1300

Bị bồi lắng

6

Kênh Giáp An Thái

Nga Thiện, Nga Gíap, Nga An

6894

4.5

 

 

Bị bồi lắng

7

Kênh Trường Sơn

Nga Thái

2950

8

1.67

1300

Bị bồi lắng

V

KÊNH KHÁC

 

 

 

 

 

Bị bồi lắng

1

Kênh Đồng Lộ

 

3000

 

 

 

Bị bồi lắng

2

Kênh Cầu Đen ( Kênh Phú Sơn)

Nga Liên, Nga Tiến

2200

 

 

 

Bị bồi lắng

3

Kênh Đồng Chắm

Nga Thắng, Nga Lĩnh

1730

 

 

 

Bị bồi lắng

4

Kênh Ông Tỵ

Nga Tân

2750

 

 

 

UBND huyện đã nạo vét năm 2012-2013

5

Kênh Bến Năm

Ba Đình, Nga Vịnh

1573

 

 

 

UBND huyện đã nạo vét năm 2012-2013

6

Kênh Khứu Hữu Kiều

Nga Thắng

2500

 

 

 

Bị bồi lắng

7

Kênh Thanh Sơn

Nga Thái

3350

 

 

 

Bị bồi lắng

8

Kênh Phú Thái

Nga Phú, Nga Thái

4350

 

 

 

Bị bồi lắng

9

Kênh Trục T3

Nga Thủy, Nga Tân

2750

 

 

 

Bị bồi lắng

            (Nguồn: UBND huyện Nga Sơn).

Phụ lục 3: Hiện trạng cống tiêu huyện Nga Sơn

TT

Tên cống

Vị Trí (km)

Kết cấu

Khẩu diện b.h.L( m)

Số cửa (cái)

Ghi chú

 
 

1

Cống Mộng Giường 2

K6+850

BTCT

4,0x7,2x22,0

3

Cống bình thường. Nhà để phai bị lún nghiêng.

 

2

Cống Tiến Gíap

K7+575

Bê tông

2,0x2,5x21,0

1

Cống mới, ổn định nhưng chưa qua thử thách lũ lớn. Hiện dàn công tác bị nứt.

 

3

Cống T2

K6+118

Bê tông

1,6x2,2x11,8

 

Cống xuống cấp, cần sửa chữa

 

4

Cống T3

K5+486

Bê tông

3,15x4,6x10,3

1

Cống hư hỏng phần cánh, dàn đóng mỏ. Bị nứt cục bộ.

 

5

Cống T4

K3+871

BTCT

2,5x3,0x12,0

2

Đá lát bảo vệ mái kênh thượng lưu bị lốc lở, Tấm lát bê tông phía sông lún sụt

 

6

Cống bể hút TBNam Ng. Sơn

 

 

 

1

 Cống bình thường.

 

7

Cống tiêu k.TBNam Nga Sơn

 

Bê tông

 

1

 Cống bình thường.

 

8

Cống xả Xa Loan

 

Bê tông

1,8x2,5

1

 Cống bình thường.

 

9

Cống Tiến Thành

K8+950

BTCT

2,0x2,5x21,0

1

Cống xây dựng năm 2012. Hiện tại cống ổn định.

 

10

Cống Tiến An

K9+580

BTCT

2,0x2,5x 21,0

2

Cống ổn định.

 

11

Cống Tứ Thôn

 

 

2,0x2,0

3

 Cống ổn định.

 

12

Cống Xuân Mai 2

 

 

3,0x2,5

 

 

 

13

Cống Hoàng Long 1

K0+500

BT+ đá xây

1,3x1,9x15,0

2

Cống bị nứt phần thân, Hỏng dàn đống mở

 

14

Cống Hoàng Long 2

K2+471

BT+ đá xây

2,5x2,8x9,8

1

Cống ổn định.

 

15

Cống Ngang Bắc

 

 

3x3,5

1

 

 

16

Cống Ngang Nam

 

 

3x3,5

1

 

 

17

Cống Hưng Long 1

K13+979

 

D =0,8

1

Lấn chiếm bờ kênh

 

18

Cống Hưng Long 2

K13+979

 

D =1,0

1

Lấn chiếm bờ kênh

 

19

Cống Mộng Giường 1 

K11+ 853

 

2,5x3,0

1

Thường xuyên có tàu thuyền neo đậu phía hạ lưu.

 

20

Cống luồn Xa Loan

 

 

2,5x3

1

 

 

21

Cống Nga Thắng 2

K21+339

Đá xây

1,0x1,0x5,0

 

Đã hoành triệt tạm, mùa lũ nước vẫn thẩm lậu sang phía đồng

 

22

Cống Văn Thắng

K21+434

BTCT

1,8x1,8x16,5

2

Cống có hiện tượng rò mang cống, sân hạ lưu bị xói sâu. Tường cánh bị nứt.

 

23

Cống TB Nga Sơn 2

K21+506

BTCT

1,5x2,65x4,5

 

Sân tiêu năng hỏng, hố xói KT (6*5*1)m;

 

24

Cống Mục Bài

K22+402

Đá xây

1,2x1,2x23,27

 

Hoành triệt tháng 6/1997

 

25

Cống Hội Kê

K22+704

BTCT

1,2x1,2x23,27

1

Cống sử dụng vận hành bình thường, có phai gỗ.

 

26

Cống Giải Huấn

K24+033

BT+ đá xây

1,0x1,45x18,02

1

 Cống hư hỏng cục bộ

 

27

Cống Hói Đò

K25+031

BT+ đá xây

0,6x0,6x8,0

1

Cống ngắn, lùng mang. Tai cửa rỉ. Có phai gỗ

 

28

Cống Quai Si

K25+708

BT+ đá xây

2,0x2,5x 23,1

1

Hiện tại cống ổn định, cửa ra cống bị bồi lắng, không có phai dự phòng.

 

29

Cống Thanh Lãng I

K26+566

BTCT

2,0x2,5x23,2

1

 Hiện tại cống ổn định, cửa ra cống bị bồi lắng,không có phai dự phòng.

 

30

Cống Thanh Lãng II

K26+935

BTCT

1,3x1,6x20,2

1

Hiện tại cống ổn định

 

31

Cống Thanh Lãng III

K28+398

BTCT

2,0x2,0x12,7

1

Cống sử dụng vận hành bình thường, không có phai dự trữ

 

32

Cống Hậu Trạch I

K29+643

BTCT

1,9x2,74x19,2

1

Hiện tại cống ổn định

 

33

Cống Hậu Trạch II

K30+105

BT+ đá xây

1,85x1,9x12,2

 

Cống bị lùng mang, tường cánh phía sông bên hữu giáp tường đầu bị thủng 1 lỗ

 

34

Cống Phương Phú

K30+829

BT+ đá xây

1,45x2,2x14,0

1

Cống bị sứt hèm, tai cửa rỉ nặng, nước rò qua hèm phai, mang cống.

 

35

Cống Bảy Mẫu

K31+516

BT+ đá xây

1,12x2,0x7,8

1

Cống ngắn, lùng 2 bên mang phía sông, lún sụt đất 2 mang cống

 

36

Cống Hoa Tuệ

K31+946

BTCT

1,4x1,6x16,0

3

Cống ổn định.

 

37

Cống Mỹ Quan Trang

K43+170

BTCT

8,0x7,0x18,0

1

Cống vận hành bình thường.

 

38

Cống Báo Văn

K20+520

BTCT

8,0x7,8x17,0

3

Cống vận hành bình thường.

 

39

Âu Báo Văn

K20+470

BT+ Đá

8,0x8,0x14,0

 

Âu Hạ: Đá lát bị sạt lở. Hệ thống tời không làm việc *Bụng âu: Đường đi trong bụng âu bị xói lở nghiêm trọng, gãy tường bảo vệ mái đá lát, Đá lát mái bị tróc  lở sạt sụt. Đỉnh  lăng trụ tróc lở. * Cánh cửa han rỉ, tời bánh răng cá, ly hợp bị hư hỏng.

 

40

Cụm công trình âu Mỹ Quan Trang

K43+100 đê Hữu sông Hoạt

BTCT

8,0x8,0x17,5

 

Âu thượng sân tiêu năngxói lở (b=3m; l=20m, h=1m), 2 cột lan can bê tông gãy, dầm đỡ tời bị nứt dọc 1 nứt l=2m, nứt rộng 2mm, hai cột giàn xuất hiện vết nứt nổ thép, cánh cửa và lan can vừa được sửa chữa sơn lại năm 2010. Âu hạ lưu dầm cầu công tác bị nứt ngang, 4 cột bê tông cầu công tác bị tróc lở do thép bị han gỉ làm nứt bê tông; hệ thống đóng mở từ khi làm đến nay không được vận hành

 

            (Nguồn: UBND huyện Nga Sơn).

Phụ lục 4: Hiện trạng hệ thống đê - huyện Nga Sơn

TT

Tuyến đê

Từ Km đến Km

Chiều dài (km)

Bề rộng  (m)

Cao trình (m)

Hệ số mái

Kè lát mái (km)

Cống dưới đê (cái)

Ghi chú

ms

A

Đê biển

10.4

 

 

 

 

 

 

 

1

Nga Thuỷ

K0+00-K5+300

5.3

6

4.5

4

2

3,471

3

Thân đê bị lún sâu dẫn đến nứt đê

2

Nga Tân

K5+300-K6+850

1.55

6

4.5

4

2

 

2

1 số tấm bê tông bị vỡ do xe tải trọng lớn đi qua

3

Nga Tiến

K6+850-K10+400

3.55

6-7

4-4,5

4

2

0.742

4

Đê ổn định

B

Đê sông

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đê Tả sông Lèn

 

9563.828

 

 

 

 

 

 

 

1

Nga Thắng

K20+610-K21+434

0.824

6

5

2

3

0.21

3

Mặt đê hiện tại có nhiều ổ gà.

2

Nga Lĩnh

K21+434- K25+500

4,066

6

5,17-5,25

2

3

0.15

5

K21+600-K21+725; K22+080-K22+200: bị sạt

3

Nga Nhân

K25+500-K25+800

0.3

6-6,5

04-5

1,6-2

1,6-3

0.092

1

Đê ổn định

4

Nga Thạch

K25+800-K31,296

5,496

6-6,5

04-5

1,6-2

1,6-3

1,625

7

K26+718,4-K26+776: bị sạt

5

Nga Bạch

K31+296-K32+00

0.704

6

4

2

3

0.937

2

Đê ổn định

II

Đê hữu sông Hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nga Thắng

K27+700-K30+840

3.14

4

4.5

2.00

2.00

 

2

Sạt ở chân và mái đê,

2

Ba Đình

K30+840-K34+800

3.96

4

4.5

2.00

2.00

 

5

K32+800-K33+00; K33+350-K33+550: Sạt ở chân và mái đê

3

Nga Vịnh

K34+800-K40+200

5.4

4

4.5

2.00

2.00

 

4

K35+215-K35+315, K39+500-K39+800: Sạt ở chân và mái đê

4

Nga Trường

K40+200-K40+670

0.47

4

4.3

2.00

2.00

 

3

K40,1-K40,3: Sạt lở ở chân và mái đê

5

Nga Thiện

K40+670-K43+100

2.43

4-6

4.3

2.00

2.00

 

5

K42,2-K43,1: Sạt lở ở chân và mái đê

III

Tả sông Càn

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nga Điền

K0+00-K9+121

9,121

3,6-6

3,8-4,5

2

3

1.41

11

K5+157-K9+121: Chưa được gia cố

IV

Hữu sông Càn

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nga Phú

K0+00 - K6+200

6.2

2,5-5

3,4-4

1,2-2

1,5-2

0.1

 

Chưa được gia cố

2

Nga Thái

K6+200-K9+000

2.8

2,5-6

3,4-4,5

1,2-3

1,5-2

2.4

11

K0+500-K0+730: Sạt lở ở chân và mái đê

   (Nguồn: UBND huyện Nga Sơn).

Phụ lục 5: Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ huyện Nga Sơn

TT

Mã hiệu đường

Tên đường

Chiều dài (km)

Bề rộng nền đường (m)

Bề rộng mặt đường (m)

Kết cấu mặt đường

Cấp đường

I

 

Quốc lộ

             20,00

 

 

 

 

1

QL.10

Quốc lộ 10

             20,00

 6,5-9,0

 3,5-6,0

Nhựa

V,IV

II

 

Đường tỉnh

             51,00

 

 

 

 

1

ĐT.508

ĐT.508 (Cầu Báo Văn – Ngã 5 Hạnh)

               4,80

6,50

3,50

Nhựa

VI

2

ĐT.524

ĐT.524 (Cầu Báo Văn – Ngã Tư Si – Nga Phú)

             24,70

7,00

3,50

Nhựa

V

3

ĐT.527

ĐT. 527 (Cầu Đa Nam – Quốc lộ 10)

               8,00

7,00

5,50

Nhựa

V, VI

4

ĐT.527B

ĐT. 527B (Cầu Tứ thôn – Cống Mộng Giường II)

             13,50

7,00

5,50

Nhựa

V, VI

III

 

Đường đô thị

               8,12

 

 

 

 

1

ĐĐT-NS.01

Đường bưu điện đi chợ Thị trấn

               0,50

23

18

Nhựa

IV

2

ĐĐT-NS.02

Đường tây nhà văn hóa TTN đi Chi nhánh điện

               1,50

5,0-9,0

3,5-7,0

Nhựa

IV

3

ĐĐT-NS.03

Đường phía bắc trường PTTH Ba Đình

               0,34

12,5

10,5

Nhựa

V

4

ĐĐT-NS.04

Đường Trung cấp nghề đi trạm xá Nga Yên

               1,20

9,5

7,5

Nhựa

V

5

ĐĐT-NS.05

Đường nhà máy nước đi đội bảo dưỡng Cầu đường

               1,88

10

8

Nhựa

V

6

ĐĐT-NS.06

Đường khu trung tâm hành chính

               1,00

7

5

Nhựa

V

7

ĐĐT-NS.07

Đường phía nam Công an huyện Nga Sơn

               1,70

7

5

Nhựa

V

IV

 

Đường huyện (huyện quản lý)

           120,80

 

 

 

 

1

ĐH-NS.01

Thị trấn – Nga Thanh – Nga Tân

               4,30

6,5

3,5

Nhựa, Bê tông XM

V, VI

2

ĐH-NS.02

Đường Bắc Hưng Long

               6,00

7,0

5,5

Nhựa

V, VI

3

ĐH-NS.03

Nga Mỹ – Nga Thanh

               2,50

6,5-9,0

3,5-7,0

Nhựa

V,VI

4

ĐH-NS.04

Cầu Hói Đào – Mộng Dường II

               2,60

6,5

3,5

Đất

Chưa vào cấp

5

ĐH-NS.05

Núi Sến - Đình Xuân Đài

               4,90

6,5

3,5

Nhựa

VI

6

ĐH-NS.06

Nga Nhân – Nga Thiện – Nga An

             13,40

6,5

3,5

Nhựa

VI

7

ĐH-NS.07

Bến Tín – Cầu Vàng

             12,00

6,5

3,5

Nhựa, Bê tông XM

VI

8

ĐH-NS.08

Ba Đình – Nga Vịnh

               2,50

3,5

2,5

Bê tông XM

VI

9

ĐH-NS.09

Nga Trung – Nga Thủy

               2,20

6,5

3,5

Nhựa

VI

10

ĐH-NS.10

Nga Thiện –Nga Hải - Nga Liên

               5,00

5,0 – 6,5

3,0 – 3,5

Nhựa

VI

11

ĐH-NS.11

Tam Linh – Tam quan

               5,20

5

3

Nhựa, Cấp phối

Chưa vào cấp

12

ĐH-NS.12

Đường Chợ Nga Thủy – đi cống T3

               4,80

6,5

3,5

Nhựa

VI

13

ĐH-NS.13

Tân – Tiến – Thái

               8,50

6,5

3,5

Nhựa

VI (xuống cấp)

14

ĐH-NS.14

Đường phía đông núi Mai An tiêm (Đoạn trục đông Tây)

               0,81

18-22,4

15-19,4

Bê tông XM

Chưa vào cấp

15

ĐH-NS.15

Đường Âu Quan Trang đi khi Kinh tế mới

               7,50

6,5

3,5

Đất

Chưa vào cấp

16

ĐH-NS.16

Đường Nam Hưng Long

               5,00

6,5

3,5

Đất

Chưa vào cấp

17

ĐH-NS.17

Đường Vịnh Đình Thắng

               7,00

6,5

3,5

Đất

Chưa vào cấp

18

ĐH-NS.18

Đường Nga Thanh - Nga Bạch

               3,80

6,5

3,5

Nhựa

VI

19

ĐH-NS.19

Đường Đò Càn đi đò ghểnh

             11,80

6,5

3,5

bê tông

VI

20

ĐH-NS.20

Cầu Điền Hộ đi trúc tiên

               6,50

6,5

5,0 – 8,0

Bê tông

V

21

ĐH-NS.21

Đường động từ thức đi chợ Nga Nhân

               4,49

6,5

3,5

Nhựa

VI

V

 

Đường xã quản lý

        1.212,70

2,5 – 5,0

2,0 – 3,0

BTXM, nhựa, cấp phối, đất

 

 

 

Tổng cộng

        1.412,62

 

 

 

 


CHƯƠNG 11.  PHỤ LỤC – QUY HOẠCH

Bảng CN5: Danh mục đầu tư công trình thủy lợi phục vụ tưới vùng Bắc sông Mã từ năm 2021-2025

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Quy mô, giải pháp công trình

Nhiệm vụ (ha)

I

Công trình xây dựng mới

 

 

1

Cụm đầu mối sông Lèn giai đoạn 2 (phương án tạo nguồn)

Huyện Nga Sơn, Hậu Lộc

Đập 4 khoang (B = 120 m), âu thuyền B = 14 m

 

2

Cụm đầu mối sông Càn giai đoạn 2 (phương án tạo nguồn)

Huyện Nga Sơn

Đập 2 khoang (B = 10 m), âu thuyền B = 11 m

 

II

Công trình sửa chữa, nâng cấp

 

 

II.1

Trạm bơm

 

 

 

1

Trạm bơm Vực Bà

Xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn

Xây dựng mới (7 máy x 1.400 m3/h) thay thế trạm bơm cũ

1.327

2

Trạm bơm Nga Thắng

Xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối

364

3

Trạm bơm Ba Đình

Xã Ba Đình, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối

250

4

Trạm bơm Nga Phú

Xã Nga Phú, huyện Nga Sơn

Thay máy bơm (6 máy x 1.400 m3/h)

1.050

5

Trạm bơm Nga Điền 2

Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn

Thay máy bơm (1 máy x 1.400 m3/h)

50

6

Trạm bơm Điền Hộ

Xã Ba Đình, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

45

7

Trạm bơm Cầu Mới

Xã Nga Yên, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

145

8

Trạm bơm Ba Mô

Xã Nga Yên, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

75

22

Trạm bơm Báo Văn

Xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

50

II.2

Hệ thống kênh mương

 

 

 

a

Nạo vét trục tưới, tiêu lớn

 

 

 

1

Sông Hoạt

Từ đập Hòa Thuận, huyện Hà Trung đến cống Tứ Thôn, huyện Nga Sơn

Nạo vét 18,3 km

13.900

b

Kênh mương nội đồng

 

 

 

1

Xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 3,8 km

 

2

Xã Nga Văn, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 11,8 km

 

3

Xã Nga Nhân, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 3,3 km

 

 

Bảng CN6: Danh mục đầu tư công trình thủy lợi phục vụ tưới vùng Bắc sông Mã giai đoạn 2026-2030

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Quy mô, giải pháp công trình

Nhiệm vụ (ha)

I

 Công trình xây dựng mới 

 

 

1

Trạm bơm Chính Đại

Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn

Xây dựng mới (1 máy x 1.000 m3/h)

50

2

Trạm bơm Nga Thái

Xã Nga Thái, huyện Nga Sơn

Xây dựng mới (4 máy x 1.000 m3/h)

450

3

Trạm bơm Thanh Lãng 1

Xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn

Xây dựng mới (1 máy x 1.000 m3/h)

60

4

Trạm bơm Thanh Lãng 2

Xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn

Xây dựng mới (1 máy x 1.000 m3/h)

60

5

Trạm bơm Hoàng Cương

Xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn

Xây dựng mới (1 máy x 1.000 m3/h)

30

6

Trạm bơm số 2 mới

Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn

Xây dựng mới (1 máy x 1.400 m3/h)

150

II

Công trình sửa chữa, nâng cấp

 

 

II.1

Trạm bơm

 

 

 

1

Trạm bơm Tam Linh

Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn

Thay máy bơm

60

2

Trạm bơm Nga Thiện

Xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

400

3

Trạm bơm Cống Thổ

Xã Ba Đình, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

111

4

Trạm bơm Chũng Mô

Xã Ba Đình, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

55

5

Trạm bơm Nghè Lộ (Chiến Thắng)

Xã Ba Đình, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

50

6

Trạm bơm Phương Phú 1

Xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

50

7

Trạm bơm Phương Phú 2

Xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

50

8

Trạm bơm Ông Sáng

Xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

150

9

Trạm bơm Xóm 2

Xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

50

10

Trạm bơm số 1

Xã Nga Trung, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

92

11

Trạm bơm số 2

Xã Nga Trung, huyện Nga Sơn

Nâng cấp đầu mối, kênh

49

III.2

Hệ thống kênh mương

 

 

 

a

Nạo vét trục tưới, tiêu lớn

 

 

1

Kênh Hưng Long

Từ trạm bơm Xa Loan đến cống Mộng Giường

Nạo vét, lên bờ bao đoạn từ cống Tứ Thôn đến trạm bơm Xa Loan 9 km

12

2

Kênh Văn Thắng

Từ cống Văn Thắng đến kênh Hưng Long

Nạo vét 9,5 km

10

3

Sông Càn

Từ âu Mỹ Quang Trang đến đập Càn

Nạo vét 24 km

3.535

b

Kênh trạm bơm Xa Loan

 

 

1

Kênh Nam

Xã Nga Văn, Nga Mỹ, Nga Nhân, Nga Thạch, huyện Nga Sơn

Kiên cố 7,1 km

5.030

2

Kênh Bắc

Xã Nga Văn, Nga Trường, Nga Yên, Nga Hải, Nga Giáp, Nga An, Nga Phú, huyện Nga Sơn

Kiên cố 12,6 km

8.827

3

Kênh N1

Huyện Nga Sơn

Kiên cố 1,2 km

200

4

Kênh N4

Huyện Nga Sơn

Kiên cố 1,6 km

245

5

Kênh B1

Xã Nga Trường, Nga Vịnh, huyện Nga Sơn

Kiên cố 2,6 km

236

6

Kênh B2

Xã Nga Trường, Nga Yên, Nga Hải, huyện Nga Sơn

Kiên cố 3,1 km

300

7

Kênh B4

Xã Nga Hải, Nga Thành, huyện Nga Sơn

Kiên cố 2,1 km

200

c

Kênh mương nội đồng

 

 

 

1

Xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 4,9 km

 

2

Xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 22 km

 

3

Xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 3,1 km

 

4

Xã Nga Trung, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 11 km

 

5

Xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 6,1 km

 

6

Xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 3,5 km

 

7

Xã Nga An, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 21,5 km

 

8

Xã Nga Tân, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 96,2 km

 

9

Xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 100,2 km

 

10

Xã Nga Thành, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 22,1 km

 

11

Xã Nga Hải, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 7,3 km

 

12

Xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 4,1 km

 

13

Xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 18,3 km

 

14

Xã Nga Yên, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 7,3 km

 

15

Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 33,9 km

 

16

Xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 38,2 km

 

17

Xã Nga Thái, huyện Nga Sơn

 

Kiên cố 31,4 km

 

Bảng CN7: Danh mục các dự án khởi công mới giai đoạn 2021-2025 do huyện làm chủ đầu tư

(Kèm theo Nghị quyết số 100/NQ-HĐND  ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân huyện Nga Sơn)

TT

Hạng mục công trình

Quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt quyết toán

Chủ đầu tư

 
 
 

1

2

3

4

 

A.1

Linh vực Thủy lợi

 

 

 

1

Đắp đập tạm trên sông Càn tại thượng lưu cầu Điền hộ xã Nga Điền huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Số 1023/QĐ-UBND ngày 15/4/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

2

Nâng cấp tuyến kênh tưới trạm bơm số 1 Nga Điền đoạn từ Km0+400 - Km1+400, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

203/NQ-HĐND ngày 23/4/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

3

Nạo vét kênh Giáp An Thái đoạn thuộc xã Nga Giáp đến Khe Niễng Nga An huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Số 1125/QĐ-UBND ngày 28/4/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

4

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tính Thanh Hóa; Hạng mục: Xây mới kênh và công trình trên kênh từ đường TL524 đi nhà máy gạch

360/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

5

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Hạng mục: Cải tạo nâng cấp tuyến kênh B3

359/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

6

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Hải, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Cải tạo, nâng cấo kênh Trước Tính đi Cầu Hào

361/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

7

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá: Hạng mục: Cải tạo, nâng cấp kênh và công trình trên từ B7A đi Trạm bơm số 1

358/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

8

Cầu máng qua kênh Hói Ráng xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

357/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

9

Xử lý khẩn cấp, kiên cố hóa kênh Giáp An Thái (đoạn qua xã Nga An), huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

10

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Tuyến kênh Ngang

345/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

11

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Tuyến kênh Chuôm Mắm

338/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

12

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Kênh tưới cấp 1 phía Nam

340/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

13

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Văn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Tuyến kênh ông Thụ đi Hào Chìm

341/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

14

Hệ thống kênh mương nội đồng Thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Kênh tưới tiêu đồng Hà lên láng, tiểu khu Long Khang

342/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

15

Hệ thống kênh mương nội đồng xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; HM: Xây mới kênh và công trình trên kênh Gò Mẹp đi cống cửa thần

362/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

16

Kiên cố hóa kênh tưới nội đồng Thanh Lãng, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

17

Cống tưới, tiêu nội đồng xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Xây mới cống điều tiết trên kênh Ngang nam xóm 2

336/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

18

Cống tưới, tiêu nội đồng xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Xây mới cống chân đê nam Xuân Mai 1

339/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

19

Đắp đập tạm trên sông Càn năm 2023  tại thượng lưu cầu Điền hộ xã Nga Điền huyện Nga Sơn

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

20

Kiên cố hóa kênh tưới trạm bơm số 2, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

21

Nâng cấp trạm bơm Thanh Lãng, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

1090/QĐ-UBND ngày 26/4/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

22

Cải tạo, sửa chữa trạm bơm tưới Cống Thổ xã Ba Đình,  huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Hạng mục: Sửa chữa bể xả và kênh tưới đầu mối trạm bơm

348/QĐ-UBND ngày 08/02/2021

Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện

 

(Nguồn UBND huyện Nga Sơn)